5. Phương pháp nghiên cứu
2.6. Kết cấu máy
2.6.3. Các chi tiết khác trong thùng máy biến áp:
Như trên ta đã biết được vị trí dây ra của cuộn cao áp. Do dây quấn cao áp nhỏ, mảnh yếu, nên ta cần phải có một giá đỡ định hướng để dây ra không bị thay đổi vị trí, khơng gẫy đứt .v.v.v…Vị trí và kích thước của tấm chắn được vẽ chi tiết trên bản vẽ.
Cuộn cao áp có các đầu điều chỉnh. Nên cần có bộ chuyển đổi làm bằng chất cách điện cứng ( bakêlít ), trên đó có các đầu đổi nối dây điều chỉnh. Tấm cách điện này phải đặt trên tấm đỡ dây dẫn ra để tiện cho việc đấu nối.
Chúng ta cần thiết kế cho dây dẫn ra cuộn hạ áp. Do dây quấn hạ áp quấn dạng tấm, nên dây ra phải được thiết kế dạng thanh hoặc chập các lá đồng dùng quấn dây thành thanh cũng được. Theo trên thì thanh dẫn ra cần có kích thứơc là 20x6 (mm x mm).
Do đó ta có thể chập 6 25
0, 24 = lá đồng dùng quấn dây .
Mỗi cuộn hạ áp có hai đầu vào, ra . Để cho dây quấn đủ vịng thì dây ra và vào phải có cùng một vị trí tương ứng trên dây quấn. Do dây ra của cuộn cao áp đặt phía bên ngồi mạch từ, nên để đảm bảo cách điện và tiện cho đấu nối thì ta cần đặt dây dẫn vào, ra cuộn hạ áp bên trong mạch từ. Trong đó đầu
87
đấu chung ba cuộn hạ áp cho cho ra phần dưới cuộn hạ áp, các đầu còn lại đưa ra ở bên trên. Vị trí chi tiết được thể hiện trên bản vẽ dây quấn hạ áp.
Để ép chặt mạch từ sau khi cho dây quấn, cần hai tấm ép bằng thép chịu lực, dầy 20 mm, đặt trên và dưới gông. Trên hai tấm ép này khoan 3 lỗ để luồn ốc vít xiết chặt. Vị trí, kích thước ốc được chi tiết trên bản vẽ mạch từ. Trong quá trình máy vận hành, có thể mạch từ bị rung do lực điện từ sinh ra tác động lên vách thùng hoặc do vận chuyển ,v.v.v…Để giảm rung động và sự di chuyển của mạch từ thì ta cần kê dưới mạch từ hai tấm gỗ định vị, có ốc xiết chặt với tấm ép gông trụ ở dưới.