2 Hạch toán tổng hợp.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình kết quả hoạt động sxkd của công ty cổ phần vận tải và thương mại cpn việt nam năm 2009 và năm 2010 (Trang 35 - 46)

- Các loại sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, nhật ký chi tiền, sổ cái, sổ thẻ kế toán chi tiết.

3.2.2 Hạch toán tổng hợp.

3. Hạch toán các nghiệp vụ bán hàng tại công ty

3.2.2 Hạch toán tổng hợp.

* Trường hợp bán trực tiếp:

- Khi bán vật tư hàng hóa cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn VAT, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán và ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 152, 153, 156: hàng tồn kho giảm

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu được từ việc bán hàng Có TK 511: Doanh thu từ bán hàng

Có TK 3331: VAT của hàng bán ra

* Trường hợp bán chịu cho khách hàng :

- Khi bán chịu vật tư, hàng hoá cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn bán hàng hoặc hóa đơn VAT , kế toán phản ánh giá vốn hàng bán và doanh thu bán chịu phải thu :

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 152, 153, 156,157: hàng tồn kho giảm Nợ TK 131 : số phải thu của khách hàng

Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

- Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 131 : phải thu khách hàng

Có TK 711 :thu nhập bất thường Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

- Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng kế toán ghi : Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán

Có TK 131 : phải thu khách hàng

- Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán cho khách hàng

Có TK 131 : phải thu khách hàng

- Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu : Nợ TK 111, 112 : thu tiền nợ của khách hàng

Nợ TK 311 : thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn Có TK 131 : ghi giảm số phải thu của khách hàng

- Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán bị trả lại

Có TK 131 : ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng

* Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng.

- Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 : số tiền khách hàng ứng trước

Có TK 131 : phải thu khách hàng

- Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hoá đơn bán hàng hoặc hóa đơn VAT, kế toán ghi:

Nợ TK 131 : tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

- Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi thanh quyết toán trên TK 131.

* Trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: - Khi xuất sản phẩm, hàng hóa chuyển đến cho bên mua, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo, kế toán ghi:

Có TK 155, 156: xuất kho hàng gửi đi bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi hàng gửi đi được bên mua kiểm nhận, chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán, DN phải lập hóa đơn GTGT về lượng hàng đã được chấp nhận giao cho khách hàng. Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi:

Phản ánh giá bán của hàng được chấp nhận Nợ TK 131, 111, 112: tổng giá thanh toán

Có TK 511: doanh thu tiêu thụ của số hàng được chấp nhận Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp

Phản ánh giá vốn hàng bán Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 157: kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ

- Ghi nhận giá gốc của số hàng gửi đị bị khách hàng từ chối: Nợ TK 155, 156: nhập kho thành phẩm, hàng hóa

Nợ TK 138 (1388), 334: giá trị hư hỏng cá nhân phải bồi thường Nợ TK 138 (1381): giá trị sản phẩm hỏng chờ xử lý

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán nếu hàng bán bị trả lại không thể sửa chữa được hay không thể bán được.

Có TK 157: Số hàng bị trả lại * Trường hợp bán hàng trả góp

Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần tiền, phần còn lại chưa trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác định như trong trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112 : số tiền trả ngay Nợ TK 131: số nợ trả góp

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng) Có TK 3387 : lãi do bán trả góp.

* Trường hợp bán hàng đại lý

bán đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ. Căn cứ chứng từ đã lập về hàng gửi bán đại lý, kế toán phản ánh giá vốn hàng chuyển giao cho cơ sở nhận làm đại lý:

Nợ TK 157: Tăng giá vốn hàng đã bán Có TK 155, 156: giá vốn hàng gửi đi.

- Khi nhận Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra do các cơ sở đại lý bán gửi về, kế toán phải lập hóa đơn GTGT và phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán bằng bút toán:

Nợ TK 131( chi tiết đại ký): tổng giá thanh toán Có TK 511: doanh thu của hàng đã bán Có Tk 3331: thuế GTGT của hàng đã bán.

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng đại lý đã bán được: Nợ TK 632: tập hợp giá vốn hàng bán

Có TK 157: kết chuyển giá vốn hàng đã bán

- Căn cứ vào hợp đồng ký kết với các cơ sở đại lý và hóa đơn GTGT về hoa hồng do cơ sở làm đại lý chuyển đến, kế toán phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại lý:

Nợ TK 641: hoa hồng trả cho cơ sở đại lý Nợ TK 133: thuế GTGT tính trên số hoa hồng

Có TK 131(chi tiết đại lý): tổng số hoa hồng

- Khi nhận tiền do cơ sở nhận bán hàng đại lý thanh toán: Nợ TK 111, 112: Số tiền hàng đã thu

Có TK 131: ghi giảm số tiền hàng đã thu từ cơ sở đại lý.

* Trường hợp hàng đổi hàng

Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về do đổi coi như mua.

- Khi xuất hàng đem đi đổi :

Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi Có TK 511 : doanh thu bán hàng của hàng đem đi Có TK 3331 : VAT phải nộp.

Nợ TK 152, 153, 211…: trị giá hàng nhập kho theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 131 : tổng giá thanh toán hàng nhận về - Phản ánh số tiền thừa do đổi hàng được nhận về

Nợ TK 111, 112 Có TK 131

- Phản ánh số tiền thiếu do đổi hàng phải trả Nợ TK 131

Có TK 111, 112

Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131

* Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi

Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu khác như bỏ trốn …cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi :

Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay : Nợ TK 642- 6426

Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi

Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập :

+ Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng

+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.

Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch

Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch.

Có TK 642- chi phí quản lý DN

Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi : Nợ TK 642- 6426

Có TK 131 : số thực tế mất

Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ. Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu

nhập bất thường : Nợ TK 111, 112…

Có TK 711 : thu nhập bất thường Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004

4.Công tác kế toán bán hàng tại công ty.

Công tác kế toán bán hàng tại công ty có các hình thức kế toán sau:

* Kế toán bán hàng trực tiếp:

Ngày 02/02/2010 Bán cho Công ty CP phát triển công nghệ Á Châu một lô hàng theo giá ghi trên hóa đơn VAT là 110.000.000đ trong đó đã bao gồm thuế GTGT 10%, giá xuất kho lô hàng trên là 70.000.000đ. Công ty CP phát triển công nghệ Á Châu đã thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Công ty bằng tiền mặt.

Khi Công ty CP phát triển công nghệ Á Châu chấp nhận thanh toán, căn cứ vào hóa đơn VAT kế toán ghi:

- Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 70.000.000 Có TK 156: 70.000.000 - Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 111: 110.000.000 Có TK 511: 100.000.000 Có TK 3331: 10.000.000

*Kế toán bán chịu cho khách hàng:

Ngày 03/02/2010 Bán chịu cho công ty CP DVBV Đại Bình một lô hàng theo giá thanh toán 33.500.000đ ( VAT 10%), giá xuất kho 23.000.000đ. Công ty đồng ý chiết khấu cho công ty Đại Bình theo giá thanh toán lô hàng trên là 2%.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi: -Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 23.000.000 Có TK 156: 23.000.000 - Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: 33.500.000 Có TK 511: 30.454.455 Có TK 3331: 3.454.454 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng kế toán ghi: Nợ TK 635: 670.000

* Kế toán bán hàng trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng:

Ngày 04/02/2010 Công ty CP xây dựng Đại Dương đã ứng trước cho công ty 10.000.000đ tiền mua hàng bằng chuyển khoản:

Kế toán ghi:

Nợ TK 112: 10.000.000 Có TK 131: 10.000.000

Đến ngày 05/02/2010 theo hợp đồng thương mại Công ty đã xuất bán cho Công ty Đại Dương lô hàng trị giá 15.000.000đ, VAT 10%. Giá xuất kho 12.000.000đ. Công ty Đại Dương chưa thanh toán nốt số tiền mua lô hàng trên.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi: - Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 12.000.000 Có TK 156: 12.000.000 - Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: 16.500.000 Có TK 511: 15.000.000 Có TK 3331: 1.500.000

* Kế toán bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận:

Ngày 06/02/2010 gửi một lô hàng đi bán theo giá ghi trên hóa đơn GTGT là 55.000.000đ (VAT 10%), giá xuất kho lô hàng trên là 40.000.000đ. Bên mua là Công ty TNHH Máy tính và công nghệ mới Đại Việt chưa nhận được hàng.

Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 157: 40.000.000

Có TK 156: 40.000.000

Ngày 09/02/2010 Công ty TNHH Máy tính và công nghệ mới Đại Việt thông báo đã nhận được hàng, đã kiểm tra và đồng ý mua lô hàng trên. Đã thanh toán 60% lô hàng trên bằng tiền mặt

Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi: - Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 40.000.000 Có TK 157: 40.000.000 - Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: 22.000.000 Nợ TK 111: 33.000.000 Có TK 511: 50.000.000 Có TK 3331: 5.000.000

* Kế toán bán hàng đại lý:

Ngày 10/02/2010 Xuất một lô hàng theo trị giá xuất kho 75.550.000đ chuyển đến cho Công ty CP xây dựng Đức Hùng nhận làm đại lý bán hàng cho Công ty.

Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 157: 75.550.000

Có TK 156: 75.550.000

Ngày 19/02/2010 Nhận được Bảng kê hóa đơn bán hàng của đại lý bán hàng là Công ty CP xây dựng Đức Hùng gửi về. Tổng số tiền thanh toán ghi trên hóa đơn bán hàng là 115.750.000đ, VAT 10%. Hoa hồng đại lý 10% tổng giá thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi: - Phản ánh giá vốn hàng bán Nợ TK 632: 75.550.000 Có TK 157: 75.550.000 - Phản ánh doanh thu bán hàng Nợ TK 131: 127.325.000 Có TK 511: 115.750.000 Có TK 3331: 11.575.000

- Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại lý: Nợ TK 641: 11.575.000

Nợ TK 133: 1.157.500 Có TK 131: 12.732.500

* Trường hợp hàng đổi hàng

Ngày 11/02/2010 Xuất kho một lô hàng trị giá 39.600.000đ đem đi trao đổi, giá trao đổi là 45.500.000đ, VAT 10%. Trao đổi lấy hàng của Công ty TNHH MTV Công nghệ số, trị giá lô hàng được trao đổi là 43.200.000đ, VAT 10%. Chênh lệch giá trị trao đổi được hai bên thỏa thuận thanh toán bằng tiền mặt.

Khi xuất hàng đem đi trao đổi kế toán vẫn phản ánh đầy đủ các bút toán giống như nghiệp vụ bán hàng.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho kế toán ghi: - Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 39.600.000 Có TK 156: 39.600.000 - Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: 50.050.000 Có TK 511: 45.500.000 Có TK 3331: 4.550.000

Đồng thời ghi nhận hàng hóa nhận về: Nợ TK 156: 43.200.000

Nợ TK 133: 4.320.000 Có TK 131: 47.520.000

Do giá trị của hàng đem đi trao đổi lớn hơn giá trị của hàng nhận về nên kế toán phải phản ánh thêm số tiền được nhận về:

Nợ TK 111: 2.530.000 Có TK 131: 2.530.000

*Cuối kỳ kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ sang TK 3331 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 3331: 5.477.000 Có TK 133: 5.477.000

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình kết quả hoạt động sxkd của công ty cổ phần vận tải và thương mại cpn việt nam năm 2009 và năm 2010 (Trang 35 - 46)