Ứng dụng onePK để tối ưu hóa định tuyến

Một phần của tài liệu Công nghệ mạng điều khiển bằng phần mềm và ứng dụng trong doanh nghiệp (Trang 73 - 77)

5 Triển khai SDN trong mạng IP

5.2 Công Cụ Cisco onePK Và Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp

5.2.2 Ứng dụng onePK để tối ưu hóa định tuyến

onePK có thể thực hiện được nhiều chức năng như mô tả ở phần trên. Dưới đây sẽ đề cập việc sử dụng onePK để giải quyết một bài toán của doanh nghiêp trong việc định tuyến dựa trên độ trễ của tuyến.

Mục tiêu của các giao thức định tuyến như BGP, OSPF, Intermediate System-to- Intermediate System (IS-IS), or Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP)

là để tìm ra đường đi tối ưu từ nguồn tới đích bên trong mạng IP. Thước đo được sử dụng để đánh giá đường đi đó có tối ưu hay khơng là các yếu tố được cố định và tĩnh ví dụ như số node để đến đích, băng thơng của cổng mảng,…chúng khơng biến đổi theothực trạng của tải trong mạng cũng như trong từng link. Ví dụ OSPF và IS-IS thì dùng thức đo là băng thơng của cổng mạng để tính tốn đường đi tối ưu. Thơng số băng thơng thường là tĩnh, hiếm khi thay đổi. Trong BGP thì thước đo có thể được gán bởi người quản trị hoặc giao thức.. đều là những thơng số tĩnh.

74

Hình 22: Ví dụ một mạng doanh nghiệp

Yêu cầu đặt ra là cần có một kỹ thuật để có thể thay đổi định tuyến khi có những biến động về trễ và việc sử dụng băng thông trong mạng theo thời gian thực. Ví dụ, một link trên Router bị tắc nghẽ, trễ của các tuyến đi qua link đó sẽ tăng, gây trễ trong hàng đợi, bộ đệm ra. Do đó, trễ có thể được sử dụng như một thước đo trong mang để cho phép đáp ứng nhanh lại những link bị quá tải trong mạng.

Những ứng dụng yêu cầu trễ và jitter là thấp nhất có thể như ứng dụng thời gian thực, voice, video có thể chọn những đường có đỗ trễ thấp để đi qua mạng, trong khi những ứng dụng khắc thì có thể đi những đường bất kỳ theo sự định hướng của các giao

thức định tuyến. Như vậy những ứng dụng thời gian thực sẽ cho chất lượng dịch vụ tốt nhất.

75

Hình 23: Mơ hình mạng định tuyến đường đi dựa trên độ trễ

Để giải quyết bài toán trên, mỗi node trong mạng sẽ xây dựng topo của mạng, một tập các link kết nối giữa các thiết bị. Tiếp đến mỗi node tỏng mạng sẽ kiểm tra độ trễ của một kết nối của nó đến lân cận và kết quả được gửi về cho Application Server (controller). Dữ liệu trễ của link sẽ được đưa vào giải thuật Dijkstra để tìm đường đi tốt nhất, một tập các đường định tuyến được thực thi tới mạng, chỉ khác là những đường đi được chọn dự trên độ trễ. Những đường đi (route) có thể được chồng lên (overlay) những đường đi của những giao thức định tuyến thơng thường.

Ví dụ một đoạn mã chương trình tạo ra nhưng đường đi theo yêu cầu trên là thực thi trên từng node mạng qua onePK:

76

Những đường đi (route) được thực thi trên node mạng được gọi là Application Route (ký hiệu là a) vì chúng được tạo ra bởi Application Controller. Dưới đây là kết

77

Hình 24: Bảng định tuyến sau khi dùng Controller để thực thi chức năng định tuyến tuyến

Một phần của tài liệu Công nghệ mạng điều khiển bằng phần mềm và ứng dụng trong doanh nghiệp (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)