Hàng hiệu trở thành hàng chợ

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro dẫn đến tham nhũng trong ngành hải quan (Trang 37 - 40)

Tờ khai hải quan ghi hàng hóa nhập khẩu là quần áo, giày dép, túi xách... xuất xứ Trung Quốc nhưng thực tế mác in trên tất cả hàng hóa đều là những nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Dolce&Gabbana... và xuất xứ là “Made in Italy”. Được phân công kiểm tra lô hàng với tỷ lệ phê duyệt 10% tương đương 11 kiện hàng ở vị trí đầu container, hai kiểm hóa viên đã ký thơng quan khơng chút lăn tăn. Nếu Phịng Cảnh sát Kinh tế Công an TPHCM khơng phá án kịp thời thì lơ hàng đã được đưa lên kệ bán và nhà nước tiếp tục mất thêm hàng tỷ đồng tiền thuế. Liên quan đến vụ án này, ngày 3-4, Cơ quan điều tra đã bắt Lê Hồng Đức (35 tuổi, nhân viên cửa hàng Milano ở Q1).Đường dây buôn lậu này bị phanh phui khi cảnh sát kinh tế Công an TPHCM bắt quả tang bốn xe tải chở hàng chục thùng áo quần, túi xách, giày dép... mang các nhãn hiệu Gucci, Dolce & Gabbana trị giá hàng chục tỷ đồng đang vận chuyển vào kho của cửa hàng Milano dưới tầng hầm khách sạn Sheraton Sài Gịn (số 80 Đơng Du, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) ngày 27-11-2012. Lê Hồng Đức, nhân viên cửa hàng, xuất trình chứng từ ghi rõ tồn bộ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc được Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Đế (ở đường Lê Văn Sỹ, P13Q3, TPHCM) do Nguyễn Thanh Bình (SN 1970, quê Nghệ An) làm giám đốc, nhập khẩu. Đường đi của lô hàng bắt đầu từ Hồng Kông. Công ty xuất hàng nằm tại Quảng Đông, Trung Quốc. Trên thực tế, nhãn mác của các mặt hàng đều đề Made in Italy. Cảnh sát kinh tế đã lập biên bản vi phạm, niêm phong toàn bộ hàng hóa, sau đó mời chuyên gia từ Italy sang Việt Nam giám định. Kết quả giám định cho thấy tồn bộ lơ hàng đều là hàng hiệu, xuất xứ Italy trị giá lên trên 16 tỷ đồng. Vậy mà để trốn thuế, chủ sở hữu lô hàng đã khai giá trị hàng hóa rất rẻ mạt. Cụ thể, váy ngắn có chiếc giá chỉ 5,5 USD/cái, giầy nam 3,8USD/đơi... nên tồn bộ lơ hàng vào Việt Nam chỉ phải đóng thuế 27 triệu đồng trong khi đáng lẽ phải đóng trên 552 triệu đồng.

Nguồn: Kim Anh (2013)

Có thể nói, rào cản gia nhập thị trường là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng bn lậu. Ở Pakistan, người ta gọi đây là hệ thống hải quan song song, cùng tồn tại đồng thời với hệ thống hải quan được thành lập hợp pháp. Ở Philippines, người ta gọi hệ thống này là “buôn lậu kỹ thuật” (tức hoạt động bn lậu có thơng qua hải quan) và “thuyền trong đêm” nhưng hầu hết đều có liên quan đến hành vi tham nhũng của hải quan. Nghiên cứu của OECD ghi nhận, buôn lậu ở Philippines vào những năm 1980 có thể lên đến 53% tổng hàng hóa nhập khẩu, ở Pakistan là 28% trong năm 1993, cịn ở Bolivia, chỉ có 20% hàng hóa nhập khẩu đi qua hệ thống hải quan hợp pháp, 80% đi qua hệ thống hải quan song song. Đối với các nước đang phát triển, thuế đánh vào hàng hóa XNK là nguồn thu quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách. Vì vậy, khối lượng hàng hóa đi qua hệ thống hải quan phi chính thức càng lớn thì càng ảnh hưởng xấu đến nguồn thu này, đồng thời càng làm giảm tính cạnh tranh của thị trường nội địa do hàng lậu thì có giá rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước.

Rào cản gia nhập thị trường như hàng rào thuế quan, các quy định của chính phủ, danh mục giấy phép của các bộ ngành trở thành đặc lợi kinh tế cho một nhóm thiểu số có mối liên hệ lợi ích

chặt chẽ với hải quan. Từ phía hải quan, sự tùy nghi quyết định trong một mơi trường thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thì càng có điều kiện thuận lợi để thỏa hiệp với các nhóm thiểu số này.

4. CÁC YẾU TỐ RỦI RO XUYÊN SUỐT DẪN ĐẾN THAM NHŨNG TRONG NGÀNH HẢI QUAN

4.1. Các tổ chức giám sát

Trong năm 2012, Cục HQ Tp.HCM đã tiếp và làm việc với 11 đoàn thanh tra, kiểm tra của TTCP, Thanh tra BTC, Kiểm tốn nhà nước, TCHQ. Tồn Cục tổ chức 328 lượt kiểm tra nội bộ, trong đó cấp Cục tổ chức 25 lượt kiểm tra chuyên đề về nghiệp vụ, kiểm tra đột xuất, số còn lại do các đơn vị tự tổ chức kiểm tra thường xuyên; tiếp nhận 110 đơn, thư khiếu nại, tố cáo (24 đơn, thư tố cáo). Các khiếu nại được giải quyết theo thẩm quyền. Đối với nội dung tố cáo, kết quả xác minh kết luận có đến 23 tố cáo sai và 01 đơn tố cáo chỉ đúng một phần.28 Những thông tin sơ sài trong báo cáo cho thấy công tác PCTN chưa được chú trọng. Hoạt động giám sát để thực hiện Luật PCTN hoàn toàn vắng bóng vai trị của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam hay các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.

Trong các lượt tự kiểm tra do các đơn vị trực thuộc Cục HQ Tp.HCM tổ chức, hầu như đều được báo trước kế hoạch cho đối tượng bị kiểm tra nên gần như khơng mang lại kết quả gì đáng kể. Nội dung, hình thức kiểm tra mang tính chiếu lệ như chế độ giờ làm việc, trang phục trong khi làm việc, kiểm tra quân số chứ khơng có phát hiện gì mới có liên quan đến hành vi tham nhũng của công chức.

Trong số 11 lần thanh tra, kiểm tra, các kết luận tập trung vào chấn chỉnh thực hiện quy trình nghiệp vụ, truy thu cho ngân sách, phát hiện các bất cập trong chính sách để đề xuất sửa đổi, bổ sung. Xác định dấu hiệu hay hành vi tham nhũng là vượt quá khả năng của các đơn vị này. Mục tiêu, năng lực cộng với tâm lý “dĩ hòa vi quý” đã hạn chế kết quả của cơng tác giám sát từ bên trong.

Có một điểm chung trong tổng kết công tác năm 2012 của Cục HQ Tp.HCM và TCHQ là khơng có nội dung tổng kết công tác PCTN trong năm. Một số nội dung đơn lẻ liên quan đến PCTN như cải cách thủ tục, luân chuyển cán bộ, công tác tự kiểm tra, kiểm tra, thanh tra, bảo vệ nội bộ và xây dựng lực lượng nằm rải rác ở các đề mục khác nhau với thơng tin ít ỏi cho thấy ngành

hải quan đang đặt cơng tác PCTN thấp hơn mức độ nghiêm trọng và phổ biến mà phần mở đầu đã đề cập. Thông tin ở H ộ p 7 dưới đây cũng phản ánh phần nào mức độ quyết tâm của hải quan trong công tác này.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro dẫn đến tham nhũng trong ngành hải quan (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w