hữu NHTM
2.2.7. Tình hình sở hữu chéo giữa NHTM cổ phần bởi các cá nhân và nhóm cổ đơng
Mối quan hệ giữa giữa NHTMCP với các cá nhân hay nhóm cổ đơng lớn ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều NH có thể được sở hữu bởi rất nhiều cơng ty gia đình hoặc các thành viên gia đình đồng thời sở hữu hoặc lãnh đạo nhiều NH và DN có liên quan với nhau. Trên thị trường tài chính nổi lên các nhóm cổ đơng được xem là có ảnh hưởng quyết định, chi phối đến hoạt động của NH, thâu tóm thị trường làm khuynh đảo một hoặc nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế - xã hội vì lợi ích nhóm.
Nam (Southern Bank). Trong đó, ơng B sở hữu 8,36% cổ phần và là cổ đông cá nhân lớn nhất của NH này. Hai con của ông cũng nắm giữ lần lượt là 4,24% và 7,36% cổ phần của NH này. Đầu năm 2012, ông B đã rút khỏi HĐQT Southern Bank để chuyển sang HĐQT của Sacombank, nơi ông và các con đang nắm giữ 72 triệu cổ phần tại Sacombank, chiếm tỷ lệ 6,71%. Như vậy, với tỷ lệ sở hữu cao trong Sacombank và hai vị trí trong HĐQT, gia đình ơng B đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và mang tính quyết định đến hoạt động của Sacombank.
Tình huống thâu tóm STB vừa qua cũng cho thấy rằng đứng đằng sau nó là một số cá nhân có vai trị hết sức quan trọng trong việc định hình cấu trúc sở hữu của NH. Các cá nhân này, mặc dù chưa chắc đã là người sở hữu cuối cùng nhưng lại có quyền hạn rất lớn trong các NH. Thông qua những người này (hoặc ngay chính bản thân họ) người sở hữu cuối cùng có khả năng nắm quyền kiểm soát ngân hàng thực sự ngay cả khi quyền sở hữu cổ phần của họ rất ít tại các NH đó. Nói khác đi, có những dấu hiệu cho thấy tồn tại một sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền kiểm soát trong các NHTM Việt Nam, khiến cho việc giám sát NH trở nên khó khăn hơn.
Như vậy, Sở hữu chéo đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trong hệ thống NHTM nước ta, tạo nên mạng lưới sở hữu chằng chịt giữa NH với NH, các tổng công ty, DNNN với NH và giữa NH với các cổ đông hay nhóm cổ đơng lớn có khả năng chi phối hoạt động của NH đó. Cấu trúc sở hữu chéo làm NHNN ngày càng khó nắm bắt ai là chủ thực sự của các NH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: Với tốc độ tăng trưởng quy mô nhanh chóng
của hệ thống NHTM trong những năm gần đây, cấu trúc sở hữu trong ngân hàng trở nên nhập nhằng dẫn đến sự hình thành sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam. Trong chương 2 đã trình bày một cách ngắn gọn sự phát triển của sở hữu chéo, cũng như thực trạng của sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam. Sự tác động của sở hữu chéo đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào, luận văn sẽ trình bày trong chương 3
CHƯƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay tình trạng nhằng nhịt trong sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang tiềm ẩn những rủi ro khó lường, đặc biệt là căng thẳng nợ xấu có thể gây ra sự chệch hướng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Như vậy sở hữu chéo bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực, nhưng dường như ở Việt Nam những tác động tiêu cực lại thể hiện rõ rệt hơn.
3.1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1.1. Sở hữu chéo sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, cơng nghệ giữa các đối tác
Sở hữu chéo hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giúp các chủ thể tận dụng được nguồn vốn của các đối tác, mở rộng quy mô sản xuất; tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các bên tham gia; hình thành danh mục đầu tư tối ưu, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro trong hoạt động, góp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung.
Mối quan hệ sở hữu trên đã liên kết các NH thành khối vững mạnh mà cụ thể là Sacombank và Eximbank. Mặc dù, cơ cấu sở hữu của Sacombank và Eximbank khá đa dạng về số lượng và loại nhà đầu tư nắm giữ cổ phần. Tuy nhiên, khi nhìn bức tranh ở một góc độ rộng hơn, có thể thấy chỉ một số ít nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng trọng yếu đến cơ cấu sở hữu cũng như quyết định quản trị của hai NH này. Cụ thể là nhóm cổ đơng liên quan đến ông B (Sacombank) và ông K (ACB và Eximbank). Cơ cấu cổ đông ổn định tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng các chính sách, phương hướng phát triển cho
NH trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai NH trong suốt quá trình phát triển. Ở một góc độ khác, nhờ mối liên hệ sở hữu lẫn nhau mà ban quản trị của các NH này có thể dễ dàng tham gia vào các NH khác. Điển hình như việc Phó chủ tịch Eximbank là ông Phạm Hữu Phú đã trở thành Chủ tịch Sacombank sau khi Eximbank mua lại 9.13% cổ phần Sacombank từ ngân hàng ANZ. Sự tham gia của các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm giữa các NH là cơ hội để các NH củng cố thêm năng lực quản trị điều hành. Về cơ bản, cả ba ngân hàng ACB, Eximbank và Sacombank đều là những NH có tiềm lực tài chính lành mạnh, có năng lực cạnh tranh tốt nên tác động của SHC đến hiệu quả hoạt động không đáng lo ngại mà còn tạo tiền đề cho hoạt động sáp nhập giữa các NH này để hình thành nên các tập đồn tài chính đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính trong khu vực và thế giới.
3.1.2Giúp các ngân hàng tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ:
Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP các NHTM hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, phải đáp ứng yêu cầu tăng vốn đạt 1000 tỷ đồng năm 2008 và 3000 tỷ đồng vào năm 2010. Trong một thời gian ngắn việc phải huy động số vốn lớn là không dễ dang đối với các NHTM. Sở hữu chéo giúp các Ngân hàng giải quyết nhu cầu tăng vốn, đối phó với quy định của Chính phủ một cách nhanh chóng và đơn giản. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gia tăng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.1.3Sở hữu chéo giúp hoạt động mua bán sát nhập ngân hàng phát triển
Đầu năm 2014, NH Phát triển Mekong (MDB) ra thông báo sẽ sáp nhập vào Maritime Bank. Ngân hàng Maritime Bank xác nhận với cổ đông rằng thương vụ sáp nhập với MDB đã đạt được các bước tìm hiểu, lên kế hoạch, xin chủ trương. Việc triển khai các bước tiếp theo chỉ còn chờ NHNN thẩm định và cho phép. Trước đó, trong tháng 3/2014, việc NH Phương Nam (SouthernBank) sáp nhập vào NH Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) đã gây xơn xao thị trường. Dù có những tranh luận nhưng cuối cùng cổ đông hai NH đều đồng ý thông qua kế
hoạch sáp nhập. Một số NH như Việt Á, Bản Việt, Đơng Á tuy chưa có đề án cụ thể nhưng ít nhiều hé lộ về khả năng thực hiện M&A. Việc nhiều NH công khai kế hoạch sáp nhập đã cho thấy, M&A trong ngành NH có những chuyển biến mới, không cịn dừng ở mức độ mở rộng quy mơ, giải quyết vấn đề thanh khoản mà đã tập trung vào cải thiện chất lượng tài sản, tháo gỡ dần quá trình sở hữu chéo.
Hoạt động M&A trong NH dưới cơ chế SHC nếu thành công sẽ giúp tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của NH, từ đó nâng cao tính lành mạnh của hệ thống NH. Điển hình như trường hợp hợp nhất ba ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài gòn vào khoảng đầu năm 2012, dưới sự bảo trợ của BIDV. Trước khi hợp nhất, ba NH này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà chủ yếu là cho vay để đầu tư bất động sản, hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động chưa được đảm bảo theo đúng quy định mà cụ thể là khơng duy trì đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 9%. Sau một năm tái cơ cấu, hoạt động của SCB đã được những chuyển biến tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản và các tỷ lệ an toàn hoạt động.
3.2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2.1 Sở hữu chéo làm vơ hiệu các quy định an tồn của ngân hàng
Giai đoạn 2006-2011 là thời kỳ khung pháp lý và giám sát hoạt động ngân hàng không ngừng được hiện đại hóa. Quy định hiện hành của Việt Nam về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM đã bao trùm hết các nội dung giám sát về vốn, giới hạn tín dụng, giới hạn đầu tư góp vốn cổ phần, tỷ lệ khả năng chi trả, và phân loại chất lượng nợ, trích dự phịng rủi ro. Tuy nhiên, các ngân hàng, mà thực chất là các nhà đầu tư tổ chức kinh tế sở hữu ngân hàng, vẫn có thể dễ dàng vơ hiệu hóa tất cả các quy định đảm bảo an tồn cho dù đó là các quy định xây dựng theo chuẩn mực quốc tế. Đáng chú ý là việc vơ hiệu hóa các quy định này - trong nhiều trường hợp, tuy không trái luật nhưng lại sai với tinh
thần của luật - nhờ vào các hình thức sở hữu chồng chéo, bao gồm DNNN sở hữu NHTMCP, ngân hàng sở hữu doanh nghiệp, ngân hàng sở hữu ngân hàng nhà đầu tư lớn sở hữu ngân hàng, doanh nghiệp phi tài chính, cơng ty cổ phần đầu tư tài chính và cơng ty chứng khốn. Có thể nói, việc giám sát sở hữu chồng chéo trong hệ thống ngân hàng đã thất bại
3.2.1.1 Vơ hiệu hóa quy định về vốn pháp định của các NHTM
Nghị định 141 yêu cầu các NHTM cổ phần phải có vốn pháp định 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010. Nhiều ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu này trước thời hạn quy định nhưng vẫn còn rất nhiều ngân hàng khác đặc biệt là các NHTM cổ phần mới chuyển đổi từ mơ hình NHTMCP nơng thơn trước đây đã khơng thể đáp ứng đủ vốn theo quy định. Cách thức đơn giản nhất để các ngân hàng này tăng đủ vốn là cho vay các doanh nghiệp liên kết để những doanh nghiệp này mua cổ phần tại các ngân hàng có cùng sở hữu với ngân hàng đã cho vay. Vơ hình trung, con nợ đã trở thành chủ sở hữu ngân hàng. Tình huống tiêu biểu cho việc lách quy định này chính là việc NHTMCP Sài Gòn (SCB) cho Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp có liên quan vay vốn sau đó Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp này dùng tiền vay được để góp vốn vào NHTMCP Tín Nghĩa (TNB) và NHTMCP Đệ Nhất (FCB). Về mặt quan hệ sở hữu, cả ba ngân hàng SCB, FCB, TNB, và cả Vạn Thịnh Phát đều thuộc một chủ sở hữu, chính vì vậy nên các yêu cầu về định giá và giám sát các giao dịch vay mượn và góp vốn ở đây thường khơng được tn thủ.
Một số NHTMCP có mức tăng vốn điều lệ với tốc độ chóng mặt trong giai đoạn này, mà điển hình là NHTMCP Phát triển Mê Kông tăng vốn 120 lần từ 25 tỷ năm 2005 lên 3.000 tỷ vào năm 2010 với mức tăng trung bình 161% mỗi năm; NHTMCP Kiên Long tăng vốn lên 107 lần từ 28 tỷ lên 3.000 tỷ vào cuối năm 2010, trung bình 155% mỗi năm. Điều này đã đặt ra nhiều nghi vấn về việc tăng “vốn ảo” trong hệ thống NHTM bằng việc các cổ đông vay vốn của NH này để góp vốn vào các NH khác trong hệ thống SHC.
tồn hệ thống thì khơng hề thay đổi, bởi thơng qua hoạt động đi vay để đầu tư hay góp vốn lẫn nhau thì dịng vốn chỉ chảy qua chảy lại giữa các ngân hàng với nhau, tăng lên trên giấy tờ sổ sách mà thôi. Nguy hiểm là ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng, bởi đánh giá hoạt động của một ngân hàng có rất nhiều chỉ số như tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ… xác định dựa trên số vốn tự có mà vốn điều lệ là một yếu tố cấu thành nên vốn tự có của ngân hàng lại có một phần là vốn ảo, do vậy kết quả tính tốn các chỉ số này trong tồn hệ thống cịn mang giá trị ảo. Chính kết quả này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phịng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung.
3.2.1.2 Vơ hiệu hóa quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR):
Hầu như các ngân hàng đều có hệ số CAR cao hơn mưc tối thiểu 9% theo quy định của NHNN, ngoại trừ Agribank trong giai đoạn 2009 -2011. Cá biệt, một số ngân hàng có hệ số CAR cao đến mức phi thực tế như Ngân hàng Gia Định là 54,92% trong năm 2010), Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MKB) là 37,3% trong năm 2010 hay ngay cả SCB trước khi hợp nhất vào năm 2009 cũng lên đến 50,2%. Thực tế cho thấy đây đều là những ngân hàng yếu kém. Liên quan đến việc tuân thủ hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), tình trạng sở hữu chéo hiện nay cũng giúp cho ngân hàng đánh giá khơng đúng tài sản “Có” rủi ro, từ đó cũng làm tăng hệ số CAR một cách không thực chất. Quy định hiện nay xếp danh mục các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán và kinh doanh bất động sản vào nhóm có hệ số rủi ro lên đến 250%. Trong thực tế, nhiều ngân hàng đã cho vay một phần vốn đáng kể để đầu tư chứng khoán và bất động sản, thông qua các công ty con, cơng ty liên kết. Tuy nhiên, tình trạng sở hữu chéo làm cho việc đánh giá mục đích cuối cùng của các khoản cho vay khơng hề dễ dàng do đó khoản vay có thể được xếp vào nhóm ít rủi ro hơn. Rủi ro bị đánh giá thấp hơn cũng đồng nghĩa với việc hệ số CAR không thể phản ánh đúng thực chất cái gọi là an toàn vốn của ngân hàng - một tiêu chuẩn mà thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới quy định rất nghiêm ngặt. Việc đánh giá hệ số
CAR không thực chất một phần cũng xuất phát từ việc khó phân tách rạch rịi giữa hoạt động của ngân hàng đầu tư với hoạt động của ngân hàng thương mại do tình trạng sở hữu chồng chéo gây nên.
Ngoài ra, hệ số CAR của Vietinbank và Agribank chỉ đạt 8,02% và 6,4% tại thời điểm tháng 12/2010. Sang năm 2011, hệ số CAR của hai NH này được cải thiện và đạt lần lượt là Vietinbank 10,57% và Agribank 8%. Có thể thấy, các NH này vi phạm chỉ tiêu về an toàn hoạt động nhưng khơng có động thái nào từ NHNN. Chính sự tham gia của Nhà nước vào các NH này làm giảm hiệu lực vai trò giám sát của NHNN. Điều đó cịn tạo ra tâm lý ỷ lại cho các NHTMNN bởi cơ chế “ngoại lệ” trong giám sát vẫn được duy trì và áp dụng.
3.2.1.3 Vơ hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng
Luật pháp hiện hành quy định ngân hàng chỉ được phép cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% và đối với một nhóm khách