dụng cá nhân và bài học cho Việt Nam:
Bảo hiểm tín dụng ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu và sau đó đã nhanh chóng phát triển sang Đơng Âu, châu Á và châu Mỹ.
Bảo hiểm tín dụng mặc dù chưa thật phổ biến trên thế giới nhưng từ khi xuất hiện đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Bảo hiểm tín dụng cho phép các nhà cung cấp tăng đáng kể tổng doanh số bán hàng của họ, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng và nâng cao doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp nhờ việc tăng các khoản bán hàng
trả chậm đối với các khoản phải trả đã được người mua mua bảo hiểm. Bảo hiểm tín dụng giúp tạo điều kiện để tăng dịng vốn vào nền kinh tế, giúp nền kinh tế tăng trưởng bằng việc giúp các ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay các khoản vay có mua bảo hiểm tín dụng.
Năm 2002, phí bảo hiểm tín dụng thu được trên tồn cầu ước tính đạt được 7,8 tỷ USD. Trong đó gần ba phần tư doanh thu bảo hiểm tín dụng là từ thị trường Tây Âu. Tỷ lệ phí bảo hiểm tín dụng/GDP đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua, tăng nhanh nhất là khu vực Tây Âu.
Biểu đồ 1.1: Tổng Phí Bảo Hiểm Tín Dụng Tồn Cầu năm 2002
Nguồn: Benne Corneliu, 2012. The Credit Insurance Market. University of Oradea, Oradea, Romania.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bảo hiểm tín dụng tại các khu vực ngồi châu Âu đang được cải thiện và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trên bản đồ bảo hiểm tín dụng thế giới.
Biểu đồ 1.2: Tổng Phí Bảo Hiểm Tín Dụng Tồn Cầu năm 2012
Nguồn: Benne Corneliu, 2012. The Credit Insurance Market. University of Oradea, Oradea, Romania.
Năm 2012 tổng phí bảo hiểm tín dụng thu được tại Mỹ là 1,1 tỷ USD, Mỹ Latinh cũng có sự tăng trưởng rõ rệt tổng phí bảo hiểm tín dụng đạt 281 triệu USD vào năm 2012. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 90 người dân châu Á đã bắt đầu chú trọng hơn đến bảo hiểm tín dụng. Tại Nhật Bản bảo hiểm tín dụng đã phát triển nhanh chóng từ năm 1994 khi bắt đầu đưa bảo hiểm tín dụng vào thị trường Nhật, tổng phí bảo hiểm tín dụng thu được năm 2012 là 208 triệu USD.
Bảng 1.1: Thống kê phí bảo hiểm tín dụng tồn cầu giai đoạn 2002-2012 Tổng phí bảo hiểm tín dụng Tỷ lệ trên thế giới Phí bảo hiểm / 2002 2012 2002 2012 2012 Western Europe 3508 5549 81% 69% 0,037 France 602 826 14% 10% 0,035 Germany 919 1472 21% 18% 0,046 Italy 227 421 5% 5% 0,020 Netherlands 341 698 8% 9% 0,089 Portugal 29 123 1% 2% 0,025 Spain 314 821 7% 10% 0,068 United Kingdom 507 685 12% 9% 0,029 ….
Central and Eastern Europe and
Baltic States 37 198 1% 2% Croatia 4 17 0% 0% 0,021 Czech Republic 15 59 0% 1% 0,029 Hungary 2 15 0% 0% 0,012 Poland 9 61 0% 1% 0,037 Slovenia 6 18 0% 0% 0,028 …. North America 524 1548 12% 19% US 504 1132 12% 14% 0,009 Canada 20 416 0% 5% 0,002 Latin America 97 281 2% 4% 0,009 Argentina 1 10 0% 0% 0,003 Brazil 80 182 2% 2% 0,021 Mexico 10 30 0% 0% 0,021 Chile 3 29 0% 0% 0,006 ….
Asia & Africa 174 448 4% 6%
China 36 178 1% 2% 0,007
Japan n/a 208 n/a 3% 0,003 ….
World 4340 8019 100% 100%
Nguồn: Benne Corneliu, 2012. The Credit Insurance Market. University of Oradea, Oradea, Romania.
Đạt được các kết quả như vậy, là do các nước đã có sự đầu tư đúng mức cho Bảo hiểm tín dụng và đây cũng là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Chú trọng xây dựng hành lang pháp lý cho ngành bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm tín dụng nói riêng; thống nhất các quy định về quản lý, giám sát, cấp phép.
Xây dựng thị trường bảo hiểm cạnh tranh, ít có sự can thiệp của nhà nước nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo tính thanh khoản.
Đào tạo đội ngũ nhân viên bán bảo hiểm có chất lượng tại các ngân hàng.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và bảo hiểm để gia tăng các tiện ích cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã khái quát những khái niệm cơ bản về Bảo hiểm tín dụng cá nhân, cùng các lợi ích đối với nền Kinh tế, Ngân hàng, các Doanh nghiệp Bảo hiểm và người sử dụng để thấy rõ sự cần thiết và vai trị của Bảo hiểm tín dụng cá nhân ở Việt Nam. Đồng thời chương 1 cũng đã chỉ ra những điều kiện để có thể phát triển sản phẩm tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM