Phân tích quan hệ nhân quả bảng

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và dòng vốn quốc tế ở các nước châu á (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu

3.2.3. Phân tích quan hệ nhân quả bảng

Mục tiêu của việc phân tích quan hệ nhân quả giữa tỷ giá hối đối thực và dịng tiền từ hoạt động thương mại quốc tế, dòng vốn đầu tư quốc tế là để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trong Chương 1: liệu tỷ giá hối đối thực có tác động tới cán cân thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư vào một nước và ngược lại hay không, mức độ tác động của chúng như thế nào.

Tôi xác định chiều hướng của quan hệ nhân quả giữa dòng tiền từ hoạt động thương mại quốc tế, dòng tiền từ hoạt động đầu tư quốc tế và tỷ giá hối

35

đoái thực sử dụng dữ liệu bảng, dựa trên quá trình tự hồi quy véc tơ (VAR) được xây dựng bởi Kodongo and Ojah (2013) 5:

RERit = βRER,i + 11ik RERi,t-k + 12ik FLOWi,t-k + εit (6)

FLOWit = βFLOW,i + 21ik FLOWi,t-k + 22ik RERi,t-k + εit

Trong đó RERit và FLOWit (i = 1, …, N; t = L+1, …, T, L là độ trễ) là tỷ giá hối đoái thực và dòng tiền qua biên giới (dòng tiền từ hoạt động thương mại ròng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng, dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng) của nước i tại thời điểm t; và k là độ trễ được lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn thông tin Schwarz; εit là sai số. Giả thuyết H0 của kiểm định quan hệ nhân quả này là đối với tất cả i và k, β12ik = 0 trong phương trình đầu và β22ik = 0 trong phương trình thứ hai của hệ phương trình (6).

Phương pháp được sử dụng trong kiểm định quan hệ nhân quả trên mặc nhiên áp đặt các hạn chế, đó là các cấu trúc cơ bản là giống nhau cho mỗi đơn vị chéo. Do đó nó lờ đi khả năng mỗi đơn vị có một hiệu ứng riêng làm thay đổi hệ số chặn riêng của nó trong thực tế. Hiệu ứng riêng tóm gọn tác động của các biến không được quan sát, là những biến có ảnh hưởng lâu dài tới biến phụ thuộc. Do các biến bên phải khác thường tương tác với các hiệu ứng riêng, sự bỏ sót của nó dẫn đến kết quả là các ước lượng mâu thuẫn nhau. Giả định rằng một hiệu ứng riêng (fi) tồn tại trong đơn vị chéo i. Mối quan hệ tự hồi quy véc tơ cố định theo

5 Ước lượng VAR với 4 biến hơi giống với ước lượng trong Love and Zicchino (2006) có thể là một sự lựa chọn phù hợp cho mơ hình này, nó sẽ cho phép sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa 4 biến nội sinh (tỷ giá hối đoái thực, dòng tiền từ hoạt động thương mại, dòng vốn FDI, và dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi) và cung cấp các kết quả nhân quả như một sản phẩm phụ. Tuy nhiên mơ hình này khó có thể thực hiện bởi vì một vài biến hiệu ứng cố định ngoại sinh phải tác động qua lại với một và các biến nội sinh. Tuy nhiên, sức mạnh chính của mơ hình này đó là nó cho phép đưa ra các chỉ dẫn chính sách rõ ràng hơn và đưa ra một giải pháp sẵn có cho sự đồng liên kết và phương sai sai số thay đổi trong dữ liệu.

36

thời gian có thể được thể hiện trong phương trình (Holtz-Eakin, Newey, & Rosen, 1989):

RERit = α0 + j RERi,t-j + j FLOWi,t-j + fRER,i + uit (7)

FLOWit = β0 + j FLOWi,t-j + j RERi,t-j + fFLOW,i + νit

Trong đó RERit và FLOWit (i =1, …, N; t = L+1, …, T) là tỷ giá hối đối thực và dịng tiền qua biên giới (dòng tiền từ hoạt động thương mại ròng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng, dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi rịng); uit và vit là sai số; fRER,i và fFLOW,i là tác động cố định đối với các biến RER và FLOW tương ứng cho mỗi đơn vị chéo i trong bảng. Hệ phương trình (7) có thể khơng được ước lượng trong hình thức hiện thời do các biến phụ thuộc bị trễ có tương quan với các hiệu ứng cố định riêng cũng như các sai số. Giải pháp chuẩn cho vấn đề này trong các tài liệu là lấy sai phân dữ liệu để loại bỏ hiệu ứng cố định riêng và sau đó ước tính VAR:

ΔRERit = α0 + j ΔRERi,t-j + j ΔFLOWi,t-j + Δ uit (8)

ΔFLOWit = β0 + j ΔFLOWi,t-j + j ΔRERi,t-j + Δνit

Trong đó ∆ là sai phân. Holz-Eakin et al (1989) chỉ ra rằng phương pháp này không loại bỏ được vấn đề bất biến nếu các sai số được lấy sai phân có tương quan với các sai phân của biến hồi quy được lấy độ trễ. Hơn nữa phương sai sai số thay đổi được kỳ vọng thể hiện nếu các sai số khơng đồng nhất có thể hiện diện với các đơn vị chéo khác nhau. Holtz-Eakin et al (1989) đề xuất việc sử dụng phương pháp hồi quy các biến công cụ như là một cách để giải quyết các vấn đề trên. Bằng cách giả định rằng sai số ui không tương quan với các giá

37

trị quá khứ của RER và FLOW và các hiệu ứng riêng, họ mơ phỏng rằng có thể sử dụng véc tơ các biến công cụ (RERit-2, … RERi1, FLOWit-2, FLOWi1) trong ước lượng này.

Giả thuyết kết hợp, δj=0 và γj=0 (j = 1,…, L) là giả thuyết Ho: khơng tồn tại quan hệ nhân quả. Phương trình (7) hoặc (8) được ước tính sử dụng phương pháp Generalized Method of Moments dựa trên nghiên cứu của Arellano and Bond (1991). Phương pháp này sử dụng biến công cụ trong hồi quy giúp khắc phục các khuyết tật có thể có của mơ hình như: hiện tượng tự tương quan, sự tồn tại của hiệu ứng cố định, hiện tượng thiếu biến giải thích trong mơ hình hơn nữa phương pháp này còn được sử dụng để ước tính độ phù hợp và hiệu quả của phương trình hồi quy.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và dòng vốn quốc tế ở các nước châu á (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w