3.2 TÍCH LŨY TƯ BẢN
3.2.3 Một số hệ quả của tích lũy tư bản
Theo C.Mác, q trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quá kinh tế mang tính quy luật như sau:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Để hiểu được bản chất cấu tạo hữu cơ là gì, ta cần chú ý tới 2 khái niệm: cấu tạo kỹ thuật của tư bản và cấu tạo giá trị của tư bản.
Ta cùng trở lại với quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Để sản xuất, nhà tư bản phải ứng trước tư bản để mua các yếu tố đầu vào gồm : mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động của người công nhân. Cấu tạo của tư bản đầu vào có thể được xem xét bằng hình thái hiện vật và hình thái giá trị.
Về hình thái hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất (máy móc, nhà xưởng, nguyên, nhiên liệu) và sức lao động. Và tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết đó gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Nó hiện vật hóa bằng số lượng máy móc, ngun liệu, năng lượng do một cơng nhân sử dụng trong một thời gian nhất định.
Ví dụ như: 1 máy dệt / 1 cơng nhân, 1000kwh điện / 1 công nhân hoặc 100
m vải/1 công nhân.
Một điểm chú ý rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học ; thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên. Giả sử như ban đầu, tỷ lệ là 1 máy dệt/ 1 công nhân chỉ sử dụng, nhưng khi khi khoa học kỹ thuật phát triển, tự động hóa xuất hiện, 1 cơng nhân có thể xử lý 2 đến 3 máy dệt 1 lúc. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên là vì đó. Đó là xét về mặt hiện vật, còn xét về mặt giá trị, tức là ta gạt bỏ hình hiện vật sang 1 bên, giá tư bản ứng trước được chia thành 2 phần : Giá tri Tư bản bất biến (c) và giá trị tư bản khả biến (v). Khi đó, tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến để sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
Ví dụ: Một lượng tư bản ứng trước là 100.000 $, trong đó giá trị tư bản bất
biến (c) là 80.000 $ và giá trị tư bản khả biến (v) là 20.000$. Vậy tỷ lệ giữa giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến chính là cấu tạo giá trị của tư bản bằng : c/v = 80.000 / 20.000 = 4/1.
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Tỷ lệ 1 máy dệt /1 cơng nhân giá trị là 80.000 $/20.000$ thì khi tăng lên 2 máy dệt /1 cơng nhân đương nhiên có thể sẽ kéo theo tỷ lệ giá trị 160.000
$/20.000 $.
Bởi vậy, cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản ánh cấu tạo kỹ thuật. Để biểu hiện mối quan hệ đó, C.Mác đưa ra phạm trù cấu tạo hữu
cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản
ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Như vậy, cấu tạo hữu cơ bản chất là cấu tạo giá trị, nhưng mang ý nghĩa tồn diện hơn, nó phản ánh đươc mối quan hệ qua lại với cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
*Vậy tại sao lại nói, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản?
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tiến bộ của khoa học, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản của tư bản cũng tăng lên, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật có tác dụng tích cực làm tăng năng suất lao động xã hội và phát triển sản xuất, nhưng vơ hình chung lại kéo theo một bộ phận người lao động bị thất nghiệp do máy móc thay thế
* Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư
bản.
Tích tụ và tập trung tư bản là gì ?
Chúng ta hình dung, để mở rộng quy mơ sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được đem trở lại đầu tư sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Q trình đó Mác
gọi là tích tụ tư bản. Ví dụ :
Năm thứ nhất , tư bản ứng trước 100.000 $ vào đầu tư.
Năm thứ hai, tư bản thu được giá trị thặng dư và tiếp tục dùng 10.000 $ để tái sản xuất. Tư bản đầu tư tăng lên 110.000$.
Năm thứ ba, tư bản đầu tư tăng lên 120.000 $
Tương tự như vậy, dần dần tư bản cá biệt khơng ngừng lớn lên. Đó là q trình tích tụ của tư bản.
Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản, nó phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Ngồi ra, để mở rộng quy mơ sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản
cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó chính là q trình tập trung tư bản.
Ví dụ :
Tư bản cá biệt A : có tư bản đầu tư 100.000 $ Tư bản cá biệt B : có tư bản đầu tư 200.000 $ Tư bản cá biệt C : có tư bản đầu tư 300.000 $
Sự tập trung tư bản diễn ra, khi hợp nhất 3 tư bản cá biệt thành tư bản D có quy mơ lớn hơn bằng 600.000 $.
Có thể thấy, sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản là ở chỗ : Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mơ cịn tư bản xã hội vẫn như cũ.
27
Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền đề để đẩy nhanh tích lũy.
*thứ ba: tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của
nhà tư bản với thu nhập của người lao động cả tuyệt đối lẫn tương đối
Ở hệ quả thứ nhất, ta thấy việc tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là việc sử dụng nhiều máy móc hơn) làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp và bần cùng hóa lao động làm thuê.
Do đó, q trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản ; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía cơng nhân làm th.
Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
Bần cùng hóa tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu
nhập quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng.
Ví dụ :
Sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản tăng 5%, trong khi thu nhập của cơng nhân có thể chỉ tăng 2%. Mặc dù, có thể thể thu nhập của giai câp công nhân tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.
Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp
công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai cấp cơng nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy thối…), ở cơng nhân trong các nước nghèo…
Ví dụ :
Thu nhập của người công nhân không tăng, nhưng lạm phát cao, tiền mất giá, nền kinh tế suy thối. Tiền sinh hoạt trước đây 500 $ có thể tiêu dùng cho gia đình trong 1 tháng, nhưng khi tiền mất giá, thì 500$ khơng thể tiêu dùng được trong 1 tháng như trước nữa, chẳng hạn.
chúng ta cần nhớ 3 hệ quả của tích lũy tư bản sau :
Một là, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Hai là tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Ba là tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê