Xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ven các đảo VBPN

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ vùng biển phía nam, việt nam (Trang 27 - 29)

4.5.7.1. Lựa chọn lập địa và loài cây trồng

- Trên nhóm dạng lập địa A (thể nền đá, ngập thấp, mặn nặng và trung bình): Không nên trồng rừng

- Trên dạng lập địa B (thể nền đá, ngập trung bình và cao, độ mặn cao và trung bình): trồng Đâng, Mắm biển. - Trên dạng lập địa C (nền sỏi; ngập thấp; độ mặn trung bình và cao): Đưng.

- Trên dạng lập địa D (nền sỏi, cát; ngập trung bình, cao; độ mặn trung bình, cao): trồng Mắm biển, Đâng. - Trên dạng lập địa E (nền san hô; ngập thấp; độ mặn trung bình và cao): Không nên trồng rừng

- Trên dạng lập địa F (nền san hô; ngập trung bình, cao; độ mặn trung bình, cao): trồng Mắm biển, Đâng. 4.5.7.2.Tiêu chuẩn cây con

Cây con xuất vườn cho trồng rừng trên tại các đảo VBPN trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô được đề xuất theo từng loài (Bảng 4.50)

Bảng 4.50. Tiêu chuẩn cây con để trồng rừng tại các đảo VBPN Loài cây Kích thước

bầu Đường kính cổ rễ Chiều cao Số cặp lá Thời gian nuôi dưỡng Mắm biển 12 x 25 cm 0,5 cm 30 cm 3 – 4 6 tháng

Đưng 12 x 25 cm 1,7 cm 65 cm 3 - 4 6 tháng

Đâng 12 x 25 cm 1,2 cm 35 cm 3 - 4 6 tháng

4.5.7.3.Biện pháp kỹ thuật trồng rừng - Phương thức trồng

+ Cách 1: Trồng theo cụm, cự ly cụm cách nhau 5 x 5 m, cự ly giữa các cây 0,7 x 0,7 m. + Cách 2: Trồng theo đám, cự ly đám cách nhau 10 x 10 m, cự ly giữa các cây 0,7 x 0,7 m. Trồng hỗn giao theo đám hoặc theo cụm, bao gồm 2 - 3 loài, hoặc trồng thuần loài.

- Mật độ trồng

+ Trồng mật độ 5.000 cây/ha, trồng 12 cây/cụm hoặc 50 cây/đám. + Trồng mật độ 6.600 cây/ha, trồng 16 cây/cụm hoặc 66 cây/đám.

- Phương pháp trồng

+ Trên dạng lập địa B trồng bằng cây con ươm trong bầu nhựa, tuổi cây 6 tháng hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng với mật độ 5.000 cây/ha cây con hoặc 6.600 cây/ha đối với trụ mầm.

+ Trên dạng lập địa C và D trồng theo phương pháp trồng bằng cây con ươm trong bầu nhựa, tuổi cây 6 tháng; hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng; mật độ trồng 6.600 cây

+ Trên dạng lập địa F trồng bằng cây con được nuôi dưỡng trong vườn ươm trong bầu nhựa 6 tháng tuổi đối với Mắm biển, Đâng hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng.

- Thời vụ trồng

Trồng vào tháng 3 đến tháng 5 đối với cây con có bầu, trồng trụ mầm vào tháng 5 đối với Đưng và tháng 8 – 10 đối với Đâng.

+ Đối với cây trồng bằng trụ mầm: Dùng xà beng, đục sắt đào xuống lớp san hô tạo ra các hố, kích thước tối thiểu 20 x 20 x 30 cm. Trồng trụ mầm xuống sâu từ 1/3 - 1/2 chiều dài quả, đóng cọc gỗ dài 1,5 m, đường kính > 3 cm, sâu 40 - 50 cm, dùng dây cột cố định trụ mầm vào cọc, để hạn chế tác động của sóng, sau đó dùng đá, sỏi chèn chặt xung quanh gốc.

+ Đối với trồng bằng cây con: Dùng xà beng, đục sắt đào hố kích thước 30 x 30 x 40 cm. Đưa cây vào hố, trước khi lấp đất xé bỏ vỏ túi bầu, không làm vỡ bầu, dựng cây đứng thẳng, lấp đát cao hơn mặt bãi từ 5 - 10 cm; đóng cọc giữ cây. Cọc cắm dài 2 m, đóng sâu từ 0,5 – 0,7 m cách gốc 10 cm, buộc dây cố định thân cây vào cọc.

- Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng

+ Thu dọn rong, rác, tạp vật đưa ra khỏi lô rừng, dựng cây đứng thẳng.

+ Trồng dặm vào những vị trí cây đã chết và mất; tiến hành trồng dặm trong hai năm tiếp theo sau khi trồng.

+ Kiểm tra hàng tháng, nếu thấy lá cây bị đóng nhiều rong nhớt, bùn bã phải tiến hành làm sạch lá và thân cây bằng biện pháp thủ công.

+ Bảo vệ rừng: Thường xuyên thăm rừng, phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến rừng, phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp đối phó.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ vùng biển phía nam, việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w