Những hư hỏng thường gặp và bảo dưỡng sửa chữa 1 Ly hợp bị trượt

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống ly hợp cho xe tải 8 tấn (Trang 86 - 91)

- Tính lò xo của van phân phố i:

6.Những hư hỏng thường gặp và bảo dưỡng sửa chữa 1 Ly hợp bị trượt

6.1. Ly hợp bị trượt

+ Biểu hiện:

- Khi tăng ga vận tốc của xe không tăng theo tương ứng. - Có mùi khét.

+ Nguyên nhân:

- Khe hở giữa đầu đòn mở và bi T không có hay không có hành trình tự do của bàn đạp.

- Do lò xo ép bị yếu.

- Bề mặt tiếp xúc giữa bánh đà và đĩa bị động hoặc đĩa ép với đĩa bị động mòn không đều.

- Bề mặt tấm ma sát bị dính dầu. - Đĩa bị động bị cong vênh.

+ Khắc phục:

- Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do cho đúng.

- Kiểm tra và thay thế lò xo nếu lò xo giảm lực ép quá mức cho phép. - Kiểm tra bề mặt làm việc của tấm ma sát, nếu dính dầu phải rửa sạch dầu. - Kiểm tra đĩa bị động, đĩa ép và bánh đà. Nếu bị cong vênh hay mòn không đều thì phải sữa chữa hoặc thay thế..

+ Phương pháp xác định trạng thái trượt của ly hợp:

- Gài số cao, đóng ly hợp: Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở tay số cao nhất (số 4 hoặc 5) , đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng chân ga, từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ bộ ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không chết máy chứng tỏ bộ ly hợp đã bị trượt.

- Giữ trên dốc: Chọn đoạn đường bằng phẳng và tốt, có độ dốc khoảng 8 % . Cho xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu xe theo chiều xuống dốc, tắt động cơ, tay số để

ở tay số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe không bị lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp hoạt động tốt, còn nếu bánh xe bị lăn chứng tỏ ly hợp bị trượt.

- Đẩy xe: Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy, gài số tiến ở tay số thấp nhất. đẩy xe. Xe không chuyển động chứng tỏ ly hợp tốt, nếu xe chuyển động chứng tỏ ly hợp bị trượt. Phương pháp này chỉ dùng được với ôtô con với khoảng 4 5 người đẩy.

6.2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn

+ Biểu hiện: Sang số khó, gây va đập ở hộp số khi chuyển số. + Nguyên nhân:

- Hành trình tự do bàn đạp quá lớn.

- Các đầu đòn mở không nằm trong cùng mặt phẳng do đĩa bị động và đĩa ép bị cong vênh. Do khe hở đầu đòn mở lớn quá nên không mở được đĩa ép làm đĩa ép bị cong vênh.

- Do ổ bi T bị kẹt. - Ổ bi kim đòn mở rơ.

- Đối với ly hợp hai đĩa ma sát, các cơ cấu hay lò xo vít định vị của đĩa ép trung gian bị sai lệch.

+ Khắc phục:

- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp

- Kiểm tra các ổ bi T, ổ bi kim, nếu bị kẹt hoặc rơ cần điều chỉnh lại.

- Kiểm tra đòn mở, đĩa bị động và đĩa ép. Nếu bị cong vênh cần sữa chữa hoặc thay thế.

+ Phương pháp xác định trạng thái ngắt không hoàn toàn:

- Gài số thấp, mở ly hợp: Cho ôtô đứng yên trên mặt đường phẳng, tốt, nổ máy, đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình và giữ nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng ga. Nếu ôtô chuyển động chứng tỏ ly hợp ngắt không hoàn toàn, còn nếu không chuyển động

- Nghe tiếng va chạm đầu răng trong hộp số khi chuyển số: Ôtô chuyển động thực hiện gài số hay chuyển số. Nếu ly hợp ngắt không hoàn toàn, có thể không gài được số hay có va chạm mạnh trong hộp số. Hiện tượng xuất hiện ở mọi trạng thái khi chuyển các số khác nhau.

6.3. Ly hợp đóng đột ngột

+ Biểu hiện: Mặc dù nhả bàn đạp chậm và êm nhẹ nhưng ôtô vẫn chuyển động bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giật chứng tỏ ly hợp đã bị đóng đột ngột.

+ Nguyên nhân:

- Đĩa bị động mất tính đàn hồi, lò xo giảm chấn bị liệt. - Do lái xe thả nhanh bàn đạp.

- Do then hoa của moay ơ đĩa bị động bị mòn. - Do mối ghép giữa tấm ma sát và moay ơ bị lỏng.

+ Khắc phục:

- Kiểm tra thay thế tấm ma sát của đĩa bị động và lò xo giảm chấn. - Kiểm tra và thay thế then hoa moay ơ đĩa bị động nếu mòn quá.

- Kiểm tra mối ghép giữa tấm ma sát và moay ơ đĩa bị động. Nếu lỏng cần tán lại đảm bảo yêu cầu.

6.4. Ly hợp phát ra tiếng kêu

+ Nếu có tiếng gõ lớn: Do rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục.

+ Khi thay đổi đột ngột số vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở giữa then hoa quá lớn (then hoa bị rơ ).

+ Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: Đĩa bị động bị cong vênh.

+ Ở trạng thái làm việc bình thường (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va chạm nhẹ chứng tỏ có sự va chạm giữa đầu đòn mở với bạc, bi T.

6.5. Bàn đạp ly hợp bị rung

+ Nguyên nhân:

- Bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng. - Vỏ ly hợp bị lắp lệch tâm bánh đà.

- Chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh. - Cụm đĩa ép lắp không đúng tâm.

+ Khắc phục:

- Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của bánh đà, nếu cong vênh cần thay thế hoặc sữa chữa, nếu lắp không đúng càn lắp lại.

- Kiểm tra điều chỉnh lại vỏ ly hợp. - Kiểm tra điều chỉnh lại các đòn mở.

- Kiểm tra đĩa ép và đĩa ma sát, nếu hỏng cần thay thế hoặc sữa chữa. - Kiểm tra điều chỉnh lắp ghép cụm đĩa ép

6.6. Đĩa ép bị mòn nhanh

+ Nguyên nhân :

- Bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt.

- Lò xo ép bị yếu hoặc gãy gây trượt nhiều. - Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh. - Hành trình tự do của bàn đạp không đúng.

+ Khắc phục:

- Kiểm tra thay thế bánh đà và đĩa ép.

- Kiểm tra lò xo ép ly hợp, nếu không đảm bảo yêu cầu cần phải thay thế. - Kiểm tra điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp cho đúng.

6.7. Bàn đạp ly hợp nặng

+ Nguyên nhân:

- Các thanh nối và đòn dẫn động bị cong vênh hoặc khô dầu. - Bàn đạp bị kẹt hoặc cong vênh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỏng lò xo hồi vị.

- Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp. - Kiểm tra điều chỉnh lò xo hồi vị. - Kiểm tra bộ phận cường hóa.

6.8. Hỏng hệ dẫn động điều khiển ly hợp

+ Nguyên nhân:

- Hư hỏng xy lanh chính hoặc xy lanh công tác. - Các mối nối có thể bị hở làm chảy dầu.

- Các ống nối có thể gãy vỡ hoặc bị hở.

- Hỏng các phớt làm kín của xy lanh và van phân phối. - Mất nguồn khí nén dẫn đến cường hóa không hoạt động.

+ Khắc phục:

- Kiểm tra xy lanh chính và xy lanh công tác. - Kiểm tra các mối nối phải đảm bảo độ kín khít. - Kiểm tra các đường ống.

- Kiểm tra và thay thế các chi tiết bị hỏng. - Kiểm tra bình chứa khí nén và máy nén khí.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống ly hợp cho xe tải 8 tấn (Trang 86 - 91)