Những tùy chọn khi lập trình với JavaScript

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học qua ví dụ bằng Javascript step by step (Trang 36 - 37)

Sau khi đọc xong chương này, bạn có thể:

■ Nắm được những tùy chọn có sẵn khi lập trình với JavaScript.

■ Cấu hình máy tính của bạn để có được mơi trường để lập trình JavaScript. ■ Tạo mới và triển khai một ứng dụng JavaScript bằng Microsoft Visual

Studio 2010.

■ Tạo mới và triển khai một ứng dụng JavaScript bằng Eclipse.

■ Tạo mới một ứng dụng JavaScript bằng Notepad (hoặc các trình soạn thảo khác).

■ Nắm được các tùy chọn khi gỡ lỗi JavaScript.

Những tùy chọn khi lập trình với JavaScript JavaScript

Vì JavaScript khơng phải là ngơn ngữ lập trình cần biên dịch, nên bạn khơng cần cơng cụ hay mơi trường lập trình đặc biệt để viết và triển khai các ứng dụng JavaScript. Tương tự, bạn cũng không cần phần mềm server đặc biệt nào để chạy các ứng dụng này. Do đó, tùy chọn khi phát triển các chương trình JavaScript gần như vơ hạn.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào để viết mã JavaScript hay bất kỳ chương trình viết mã HTML (ngơn ngữ đánh dấu siêu văn bản) và CSS nào hoặc trong các mơi trường phát triển tích hợp (IDE) đầy sức mạnh như Visual Studio. Bạn thậm chí có thể dùng cả ba cách trên. Ban đầu, có thể bạn phát triển web bằng Visual Studio nhưng sau đó bạn nhận thấy việc sử dụng những trình soạn thảo đơn giản như Notepad để xử lý JavaScript sẽ thuận tiện hơn. Quan trọng nhất là hãy sử dụng công cụ mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với

mình.

Cuốn sách này tập trung chủ yếu hướng dẫn người dùng cách lập trình

JavaScript với Visual Studio, tuy nhiên nhiều lúc bạn nên sử dụng các trình soạn thảo văn bản đơn giản như Notepad hay Vim (bạn có thể tải Vim về từ địa chỉ:

http://www.vim.org). Bạn cũng có thể nhập trực tiếp các đoạn mã JavaScript vào

thanh địa chỉ của trình duyệt bằng cách sử dụng giả giao thức javascript: như đã

trình bày trong Chương 1 “Hiểu hơn về JavaScript”.

Khi đã lập trình JavaScript trong một thời gian, bạn sẽ nhận thấy có một số công việc được lặp đi lặp lại ở tất cả các trang web. Trong trường hợp này, chúng ta có thể đơn giản cắt dán các đoạn mã vào trang web được tạo. Tuy nhiên, cách tốt hơn cả là tạo một file bên ngoài chứa tất cả các hàm được sử dụng chung cho các trang web. Chương 10 “Mơ hình đối tượng tài liệu” trình bày đầy đủ hơn về các hàm mặc dù vậy bạn sẽ thấy hàm được sử dụng xuyên suốt mười chương đầu.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học qua ví dụ bằng Javascript step by step (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)