3 .Tính mới và kết quả dự kiến đạt được
4. Một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất
4.6. Tăng cường công tác tổ chức quản lý, quản trị nhà trường
- Lãnh đạo nhà trường tiếp tục nâng cao nhận thức, đảm bảo phẩm chất, năng lực để tự chủ trong việc thực hiện các quá trình giáo dục bằng quan điểm, phương pháp giáo dục hiện đại.
- Triển khai nhiệm vụ bằng chương trình, kế hoạch tổng thể, cụ thể từng
giai đoạn, từng tháng, từng tuần của năm học; bám sát chủ đề từng tháng, từng học kỳ; tính định hướng, phát huy tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả.
- Phân công công việc rõ người, rõ việc phù hợp với năng lực, sở trường cơng tác và đặc điểm tình hình của từng mơn, từng vị trí cơng tác của nhà trường.
- Điều hành, quản lý khoa học; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ,
dự giờ, đánh giá hiệu quả công việc một cách thường xuyên . Chú trọng yếu tố hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng các mơ hình, nhóm làm việc mơn chun theo khối lớp. Biểu dương kịp thời các gương điển hình tiên tiến đồng thời nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những việc chưa hồn thành trên tinh thần xây dựng, cơng bằng và nghiêm túc.
- Chú trọng, tăng cường công tác truyền thông, thống nhất về nhận thức, tiếp nhận và cung cấp kịp thời các thơng tin, chủ trương, chính sách cũng như các nhiệm vụ, giải pháp của Ngành, của nhà trường đến tận các tổ, nhóm chun mơn, đến tận từng giáo viên, học sinh, phụ huynh. Giới thiệu và tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những giải pháp mang tính đột phá, những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, không vi phạm pháp luật của cán bộ, giáo viên nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý, điều hành. Khai thác có hiệu quả, kịp thời các thành quả của khoa học công nghệ như các phần mềm ứng dụng, các mạng xã hội, trang web của nhà trường…để cung cấp thông tin quản lý giáo dục đầy đủ, tin cậy, kịp thời cho các cơ quan quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, các cấp, các ngành liên quan; thực hiện có hiệu quả ứng dụng sổ điểm và học bạ điện tử.
- Tăng cường dự giờ, thăm lớp; kiểm tra hồ sơ của giáo viên cũng như công việc học tập và rèn luyện của học sinh. Xử lý kịp thời các tồn tại trong hoạt động dạy học, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các câu lạc bộ, trải nghiệm thực tế.
-Công tác thi đua, khen thưởng cần chú ý đến tính thiết thực, hiệu quả, sự lan tỏa; chú trọng công tác nhân rộng các nhân tố mới, nhân tố điển hình tiên tiến. Xây dựng bộ tiêu chí rõ ràng, cơng khai, minh bạch, gắn với hiệu quả công việc, bám sát nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Xây dựng và hoàn thiện bộ quy chế: quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chuyên môn, quy chế chi tiêu nội bộ…, các bộ nội quy học sinh, nội quy thư viện, nội quy nội trú, quy tắc ứng xử văn hóa…
-Tổ chức thường xuyên, có hiệu qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, đời sống văn hóa nhà trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tham mưu cơ chế để nhà trường thuận
lợi trong việc hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngồi trong việc xây dựng chương trình học tập, tài liệu dạy học, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cũng như các học sinh năng khiếu.
- Tham mưu cơ chế quản lý và tài chính để các mối quan hệ hợp tác được thiết lập và duy trì, đạt hiệu quả cao.
- Đánh giá cán bộ quản lý nhà trường theo bộ tiêu chí chuẩn hiệu trưởng, giáo viên nhà trường theo bộ tiêu chí chuẩn giáo viên. 4.7. Nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên
Cơng tác thi đua, khen thưởng có một tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Phải làm cho mọi người nhận thức được mục đích của cơng tác thi đua là để đánh giá công lao, cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể, đảm bảo cân bằng lợi ích vật chất và tinh thần; Thi đua khen thưởng là để động viên, khuyến khích mọi thành viên, tập thể làm tốt hơn
nhiệm vụ của mình. Đồng thời, thực hiện các chế tài kỷ luật nghiêm minh theo quy định của các luật, văn bản hướng dẫn liên quan và các chế tài riêng của nhà trường.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Trong các Nghị quyết từ Đại hội VI đến Đại hội XIII, Đảng ta luôn khẳng định sự cần thiết phải đổi mới công tác cán bộ để phù hợp và đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm gần đây, chính sách giáo dục và đào tạo được coi quốc sách ở các nước khi tiến hành cơng nghiệp, hiện đại hóa. Ở nước ta, cuộc cánh mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra với nhiều cơ hội và thách thức mới, giáo dục và đào tạo đã trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, là con đường quan trọng để phát huy nguồn lực con người. Từ Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Thay đổi để thích ứng với xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta từ nay đến năm 2045 là nhiệm vụ bắt buộc, cấp bách đối với của Ngành giáo dục và đào tạo nói chung, mỗi đơn vị trường học nói riêng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của hệ thống giáo dục Việt Nam, họ là người nắm vai trò quyết định trong việc chỉ đạo, thực hiện thực hiện tốt các mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện một cách có hệ thống giải pháp đồng bộ có liên quan đến nguồn lực của giáo dục và đào tạo, động lực của đội ngũ, hiệu lực của bộ máy và năng lực của hệ thống. Trong đó, đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá. Nhà giáo và cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục là đội ngũ đơng đảo nhất, có vai trị quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trách nhiệm to lớn, nặng nề nhưng vô cùng cao cả và vinh quang ấy được giao cho các thầy giáo, cơ giáo, các nhà quản lý giáo dục. Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên là vấn đề hết sức cần thiết và
mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay đối với mọi trường học. Những năm qua, mặc dù nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định được thương hiệu của mình, là một trường có mơi trường giáo dục tốt, gây được niềm tin vững chắc cho học sinh, phụ huynh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về chất lượng giáo dục của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng với những mặt đã làm được, chưa làm đư-ợc và các nguyên nhân, bản sáng kiến này đã đề xuất một số giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong những năm tiếp theo. Hy vọng những giải pháp ấy sẽ có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo và đội ngũ giáo viên của nhà trường. Chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự bổ sung của các quý thầy, cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Nghệ An, ngày 24 tháng 4 năm 2022 Người thực hiện
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t I,II.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
3.Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ chính trị về tiếp tục thực Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội gia đoạn 2012-2020.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26 –NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2013 của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
5. Luật Giáo dục 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành-Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
6. Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành-Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
8. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức.
9. UBND tỉnh Nghệ An, Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2019 về triển khai thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2023.
10.UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 về
thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2030
11. Hướng dẫn số 1764/SGD&ĐT ngày 01/9/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.