Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường THPT (Trang 30 - 33)

Đề tài được triển khai áp dụng tại Trường THPT từ tháng 8/2022, nhờ áp dụng các giải pháp nêu trên hoạt động dạy học của nhà trường luôn được tổ chức chủ động, linh hoạt, hiệu quả, an tồn trong điều kiện phịng chống dịch Covid-19 diễn ra phức tạp. Mặc dù trong năm học 2021-2022 nhiều thời điểm nhà trường phải tổ chức học trực tuyến (toàn trường hoặc một số lớp), nhưng nhờ áp dụng các giải pháp trên mà chất lượng dạy học vẫn đảm bảo.

- Đối với giáo viên: Tháng 4/2022, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lại giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến và thu được kết quả sau:

Bảng 3: Kết quả khảo sát khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học của GV (Lần 3)

TT Câu hỏi Trả lời

Có % Khơng %

Thầy/cơ có khả năng tự soạn giáo án

1 powerpoint hoặc download trên mạng và 78 96.3% 3 3.7% chỉnh sửa khơng?

2 Thầy/cơ có tự tin làm chủ, quản lý được 75 92.6% 6 7.4% lớp học trực tuyến khơng?

Thầy/cơ có gặp khó khăn khi giám sát

3 học sinh làm nhiệm vụ trong quá trình 4 4.9% 77 95.1% dạy học trực tuyến khơng?

Thầy/cơ có sử dụng được các phần mềm

4 hỗ trợ giao bài tập về nhà, kiểm tra, đánh 54 66.7% 27 33.3% giá học sinh hay khơng?

Thầy/cơ có bị động khi gặp tình huống

5 bất thường (có người lạ đăng nhập vàophịng học; học sinh vẽ bậy; ….) trong 14 17.3% 67 82.7% quá trình dạy học trực tuyến không?

6 Theo thầy/cô, việc áp dụng nội quy học 81 100% 0 0.00% trực tuyến có quan trọng hay không?

Như vậy so với số liệu khảo sát đầu năm học, ta thấy đến nay hầu hết GV Trường THPT đều có thể soạn giáo án powerpoint hoặc download trên mạng và chỉnh sửa cho phù hợp để giảng dạy giáo án điện tử, chỉ có 03 giáo viên lớn tuổi áp dụng hình thức dạy trực tuyến bằng cách viết bảng và dùng điện thoại phát trực tiếp trên LMS. Hầu hết GV đều tự tin làm chủ, quản lý được lớp học trực tuyến không; chủ động xử lý được các tình huống kỹ thuật xảy ra khi dạy học trực tuyến; Nhiều giáo viên thực hiện được các hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm trực tuyến, tổ chức trò chơi để giờ học diễn ra sôi nổi, hiệu quả hơn.

- Đối với học sinh: Học sinh nhận thức được vai trò của và hiệu quả của phương pháp học trực tuyến, vào học đúng giờ, luôn bật camera, thao tác nhanh chóng để trả lời câu hỏi của thầy cơ mỗi khi được mời trả lời. Thực hiện tốt nề nếp lớp học, không làm việc riêng, không rời khỏi vị trí khi khơng có lý do chính đáng và khi chưa được phép. Số lượng học sinh tham gia học tập được duy trì với sĩ số ổn định, những học sinh vắng học đều được phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo có lý do.

- Đối với ban an ninh trường học, tổ tư vấn tâm lý học đường: Thực hiện tốt nhiệm vụ ban giám hiệu nhà trường giao phó, giám sát chặt chẽ, phát hiện xử lý học sinh vi phạm, tư vấn kịp thời cho học sinh, giúp học sinh ngày càng tiến bộ trong q trình học trực tuyến. Qua đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác an ninh trường học, tư vấn tâm lý học đường, có khả năng thích ứng cao với mọi tình huống khi dịch bệnh hoặc thiên tai phức tạp diễn ra.

- Đối với ban giám hiệu nhà trường: Ban giám hiệu xây dựng và giám sát chặt chẽ quá trình dạy học trực tuyến, biểu dương những cá nhân có thành tích cao và xử lý, kịp thời nhắc nhở các cá nhân, tập thể vi phạm, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

- Đối với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái: Các nhà mạng Vinaphone, Mobiphone, các mạnh thường quân, sự ủng hộ của các lớp đã góp phần hỗ trợ cho 100% học sinh có đủ điều kiện, phương tiện học tập.

- Đối với phong trào thi đua của nhà trường: Phong trào thi đua vẫn diễn ra mạnh mẽ ngay cả trong tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng, thúc đẩy quá trình phát triển của nhà trường.

PHẦN III: KẾT LUẬN1. Kết luận: 1. Kết luận:

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, gây ra nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó ngành giáo dục chịu ảnh hưởng không nhỏ. Giáo viên, học sinh ở nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách do bệnh dịch nên không thể đến trường, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phịng chống dịch hiệu quả, vừa hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị thì việc thay đổi hình thức dạy học từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến là một sự lựa chọn phù hợp trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất lại là vấn đề khiến cán bộ quản lý các cấp của ngành giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm lo lắng.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học và phân tích thực trạng đội ngũ CBGV, học sinh cũng như các điều kiện thực tế tại đơn vị. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất và áp dụng 7 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến tại Trường THPT , tỉnh Nghệ An đó là:

- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học

sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc dạy học trực tuyến.

- Giải pháp 2: Nâng cao kĩ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh. - Giải pháp 3: Tranh thủ nguồn lực của xã hội, vận động ủng hộ học sinh khó

khăn về phương tiện học tập.

- Giải pháp 4: Xây dựng nội quy, quy định khi học trực tuyến

- Giải pháp 5: Nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của CBGV, học sinh tở

chức dạy học chủ động, linh hoạt, thích ứng an tồn với tình hình dịch Covid-19.

- Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

- Giải pháp 7: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.

Việc triển khai áp dụng các giải pháp trên vào quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trường THPT đã thu được kết quả tương đối tốt, đảm bảo hoạt động dạy học của nhà trường ln diễn ra bình thường, thích ứng linh hoạt với điều kiện dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.

Quá trình nghiên cứu đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, khoa học; các số liệu trong đề tài có độ tin cậy cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường THPT (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w