1.4 Bài học kinh nghi về thanh kho ản và qu ản tr ủi ro thanh khoả n
1.4.2.1 Đôi nét về ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, định hướng của ACB là “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” .
Từ khi thành lập đến nay, ACB không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích nổi bật trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như được Euromoney, Global Finance, Asia Money đánh giá là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam; Tạp chí The Asian Banker đánh giá là "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010".
1.4.2.2 Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu
Từ đầu tháng 10/2003 có tin đồn là Tổng giám đốc ACB ông Phạm Văn Thiệt thâm hụt công quỹ đã bỏ trốn. Tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ cho một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB. Từ ngày 12 -14/10/2003 lượng người kéo đên rút tiền tại ACB tăng vọt. Cho đến sáng 15.10.2003, dòng người vẫn ròng rắn xếp hàng tại Hội Sở ACB tiếp tục tạo ra áp lực căng thẳng về việc rút tiền. Mặc dù đã được giải thích đó là tin đồn thất thiệt của kẻ xấu nhưng nhiều người vẫn quyết định rút tiền về cho an tâm. Tính đến 21h ngày 14/10, khoảng 600 – 700 tỷ, trong đó có 16 triệu USD, đã được chi trả cho khách hàng là người dân. Riêng Hội Sở ACB phục vụ tới 2085 khách trong ngày 14. Trong ngày 14-15 /10 tổng số tiền chi trả vượt con số 2000 tỷ.
Để đảm bảo an toàn chi trả cho ACB, Ngân hàng Nhà Nước sau khi hỗ trợ cho ACB vay 500 tỷ đồng vào tối 14.10, sáng 15.10 Ngân hàng Nhà Nước tiếp tục hỗ trợ cho ACB 1.400 tỷ đồng.
Các ngân hàng khác cũng tích cực hỗ trợ ACB. Ngay trong ngày 14.10, Vietcombank TP.HCM cho ACB vay 7 triệu USD, ngân hàng Sài Gịn Thương Tín cho ACB vay 2 triệu USD, Eximbank, chi nhánh ngân hàng BIDV TP.HCM đều ủng hộ ACB hết mình cả về vật chất và tinh thần.
Bên cạnh đó, sáng 14/10/2003 Ngân hàng Nhà Nước chi nhánhTP.HCM phải tổ chức một cuộc họp báo về việc này, đồng thời gửi công văn khuyến cáo các khách hàng của ACB bình tĩnh, khơng rơi vào âm mưu phá hoại an ninh kinh tế cũng như yên tâm về công việc kinh doanh của ACB.
Ngày 15/10/2003, Thống đốc Lê Đức Thúy đã ra văn bản nói rõ cam kết của mình, văn bản của Thống đốc ghi:
“Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về VND, ngoại tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các điều kiện sau đây:
1. Bảo đảm an toàn tiền gửi bằng VND, ngoại tệ hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của khách hàng gửi tiền và giao dịch với ngân hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết.
2. Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi người gửi tiền yêu cầu”
Ngày 16/10 sóng gió đối với ACB đã qua, mọi giao dịch trở lại bình thường. Thơng tin từ ACB cho biết, đến đầu giờ sáng (17/10/2003), có 1273 khách hàng đến ACB giao dịch, gửi lại 117,9 tỷ đồng kể từ sau sự kiện tin đồn. Tổng cộng, 26 tỷ đồng được cho vay ra và 316 tài khoản mới vừa được mở trong 2 ngày tiếp theo.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm từ cách quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Barings và ngân hàng Á Châu
Qua rủi ro thanh khoản mà ngân hàng Barings và ngân hàng Á Châu gặp phải, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP Việt Nam như sau:
Một là, măc dù thanh khoản là một vấn đề thông thường, xảy ra hàng ngày tại các ngân hàng TMCP; nhưng nếu không được quản lý một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ, rủi ro thanh khoản xảy ra, có thể dẫn đến việc ngân hàng mất khả năng chi trả, đe dọa sự tồn tại của ngân hàng.
Hai là, ngân hàng cần có một quy trình quản trị rủi ro thanh khoản thích hợp được triển khai từ hội sở đến các chi nhánh của mình. Ngân hàng cần thành lập bộ phận quản lý thanh khoản, giám sát hoạt động của hệ thống, kiểm tra tính tn thủ
các quy định về an tồn thanh khoản của ngân hàng, của Nhà nước, các chuẩn mực chung của thế giới. Các báo cáo về hoạt động kinh doanh, về khả năng thanh toán của ngân hàng phải được báo cáo thường xuyên liên tục đến bộ phận quản lý thanh khoản.
Thứ ba, các ngân hàng TMCP cần xem xét, quản trị việc công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng, tránh những tin đồn thất thiệt gây hoang mang cho người gửi tiền.
Cuối cùng, các nhà quản trị ngân hàng phải xem quản trị thanh khoản là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt; nếu ngân hàng không chuẩn bị kịp nguồn để chi trả thì có thể dẫn đến phá sản.
Với những bài học kinh nghiệm được rút ra từ rủi ro thanh khoản của ngân hàng Barings và ngân hàng Á Châu, các ngân hàng TMCP Việt Nam sẽ nhận thấy những khía cạnh khác nhau của vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản của mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Sau khi nghiên cứu những cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng quản trị thanh khoản là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào. Một khi xảy ra thiếu hụt thanh khoản, dù là do bất cứ nguyên nhân nào đi chăng nữa là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo của thiếu hụt thanh khoản có thể sẽ là sự đột biến rút tiền gủi và có thể dẫn đến phá sản ngân hàng.
Bản thân mỗi ngân hàng phải ln phải đối phó với tình trạng thanh khoản hàng ngày, do đó ngân hàng phải có những biện pháp đánh giá rủi ro cũng như quản
trị thanh khoản phù hợp, phải quản lý có hiệu quả cấu trúc tính lỏng của tài sản có và quản lý tốt cấu trúc danh mục của tài sản nợ.
Vậy tình hình thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong những năm vừa qua như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này ở chương 2 để có được cái nhìn tổng quan về tình hình thanh khoản trong bối cảnh hiện nay để có thể đưa ra những đề xuất nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản trị thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012
Trong phần này, đề tài tập trung tìm hiểu những chính sách tiền tệ của Chính Phủ, NHNN tác động như thế nào đến hoạt động của ngành ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012.
2.1.1 Khái quát hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2010
Với mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng nên từ đầu năm 2010, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng thắt chặt, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25%, lãi suất ở mức hợp lý, không để lạm phát cao.
Về kiểm soát thanh khoản các tổ chức tín dụng , ngày 22/03/2010, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 08/2010/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Và ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Nhưng đến cuối năm 2011, tình hình huy động vốn của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất ổn .
Ngày 5 /11 NHNN ban hành qui định nâng lãi suất lên 9%, phần lớn các ngân hàng tăng lãi suất huy động lên hết mức 12% năm, một số ngân hàng khát vốn nhiều tháng đã âm thầm tăng lãi suất huy động với khá nhiều hình thức, theo báo chí ghi nhận đến cuối tháng 11 lãi suất lên đến 14%.
Đầu tháng 12 Hiệp hội ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất đồng thuận 12% .N hưng sau vài ngày áp dụng lãi suất đồng thuận 12%, Techcombank tung ra chiến dịch mang tên “3 ngày vàng”, tất cả khách hàng gửi tiền tại đây sẽ được
suất 17%. Liên tục sau đó các ngân hàng TMCP nhỏ cạnh tranh lãi suất huy động, mức lãi suất huy động các ngân hàng được ghi nhận từ mức 14% đến thương lượng đặc biệt có thể lên đến 18%.
Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên trên 13%/năm, có thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%/năm. Ngày 11/11, NHNN phải công bố bơm mạnh vốn trên OMO, mở thêm kỳ hạn 14 ngày để bình ổn thị trường liên ngân hàng.
Ngày 15/12, NHNN chính thức chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được vượt quá trần lãi suất 14% và sẽ có những biện pháp mạnh đối với các ngân hàng vượt trần lãi suất.
Với sự tăng cao của lãi suất huy động như trên nên khả năng tiếp cận được vay vốn của ngân hàng là việc vơ cùng khó khăn cho hầu hết đối tượng. Từ quanh 12%/năm đầu năm, lãi suất vay vốn VND cuối năm vọt lên quanh 18%/năm. Giữa năm 2010, các NHTM cam kết cho vay VND với lãi suất 12%, huy động 10%/năm, thực tế mức lãi suất cho vay phi sản xuất khoảng 13 - 15%/năm, huy động 11%/năm. Đến cuối năm, đã có lúc lãi suất huy động lên tới 18%/năm, lãi suất cho vay 21%/năm. Ngân hàng không thể làm khác khi đầu vào của họ lên cao.
Thêm vào đó, theo Nghị định 141 của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, các NHTM đến hết năm 2010 phải đủ vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng, công ty tài chính là 500 tỷ đồng và cơng ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng .
Vậy, động thái huy động vốn bằng việc đẩy lãi suất lên cao chứng tỏ thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã rơi vào trạng thái căng thẳng trong năm 2010 .
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2011
Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất trên thị trường mở (từ 8% lên 15%). NHNN đã điều hành tăng các lãi suất chủ đạo nhằm tác động vào thị trường theo hướng thu hút được tiền vào hệ thống.Việc điều chỉnh tăng các lãi suất điều hành này đã tác động nhất định đến việc tăng của lãi suất huy động và cho vay trong nền kinh tế.
Lãi suất huy động được chính thức áp trần huy động từ tháng 6/2011, tuy nhiên từ tháng 6 -9/2011 các hình thức vượt trần liên tục diễn ra kéo mặt bằng huy động chung lên đến 19% -20%, kéo lãi suất vay lên 25% -26%/năm. Quy định trần 14%/năm khiến các NHTM gặp khó về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30- 40%/năm khoảng đầu tháng 11/2011.
Bên cạnh đó, các ngân hàng có thanh khoản kém được NHNN lần đầu tiên công khai kế hoạch hợp nhất là Đệ Nhất (FicomBank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) để tránh bất ổn tại 3 ngân hàng tác động xấu đến hệ thống.
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2012
NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 theo hướng thận trọng, chặt chẽ, khắc phục tình trạng thanh khoản xấu của hệ thống ngân hàng vì vấn đề kinh tế vĩ mơ năm 2012 quan trọng nhất khơng có gì ngồi tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Nếu khơng khắc phục được thanh khoản của các ngân hàng thì thì không hạ được lãi suất. Lãi suất không hạ sẽ không phục hồi được thị trường chứng khốn và bất động sản, như vậy sẽ khơng xử lý được nợ xấu, dẫn đến nợ xấu càng gia tăng.
Đầu năm 2012, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại rất căng thẳng, lãi suất huy động đã phá trần 14% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng đẩy lên mức 19-20% một năm, cao hơn nhiều so với trần 14% mà Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu tuân thủ. Cá biệt, lãi suất huy động có lúc lên tới 21%. Các ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn, ngân hàng lớn khơng tin tưởng không cho ngân hàng nhỏ vay vốn.
Từ giữa tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu với các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng và đã hút về tổng khối lượng 45.000 tỷ đồng. Ở kênh trái phiếu Chính phủ, khối lượng phát hành cũng khá lớn, khoảng 30.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó NHNN đã điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất điều hành, cụ thể: điều chỉnh giảm 5 % đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13% xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ
chức, cá nhân tại TCTD từ 5% xuống 2%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 13% xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho phép TCTD tự ấn định trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường áp dụng từ ngày 11/6/2012. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN khơng đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu... Trong khi tín dụng tăng trưởng thấp thì huy động vốn của các TCTD lại tăng mạnh và nợ xấu năm 2012 có dấu hiệu tăng vọt, tổng dự nợ tín dụng của nền kinh tế tinh đến ngày 30/9 là 2,88 triệu tỷ đồng, trong đó nợ xấu tồn ngành ngân hàng năm 2012 được xác định là khoảng 10%, tương đương với 290 nghìn tỷ, theo số liệu của NHNN.
Cuối quý 1/2012, thanh khoản ngân hàng đã được cải thiện hết sức tích cực. Cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn trong hệ thống cũng đã cải thiện và có sự chênh lệch đáng kể. Theo Thống đốc NHNN cho biết, trong quý 4/2011, do khó khăn thanh khoản, nguồn của các ngân hàng thường thấp hơn sử dụng nguồn; nay nguồn đã cao hơn sử dụng nguồn khoảng 130.000 tỷ đồng. Tỷ lệ tín dụng VND/huy động vốn VND được cải thiện rõ rệt, từ mức trên 100% vào tháng 01/2012 xuống dưới 99% đến ngày 25/10/2012 .
Ngoài ra, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm. Đặc biệt là từ tháng 9/2012, lãi suất giảm mạnh đối với tất cả các kỳ hạn. Điều này cũng cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện