Pha đinh đa tia

Một phần của tài liệu Giáo trình thông tin di động (Trang 43 - 44)

Trong trường họp này anten thu máy thu di động nhận được tín hiệu từ nhiều đường truyền phản xạ từ các tịa nhà khác nhau. Điều này có nghĩa là tín hiệu thu thu được sẽ là tổng vectơ của cùng 1 tín hiệu nhưng khác pha. Neu các tín hiệu này đồng pha với nhau thì ta được cường độ tín hiệu rất lớn. Ngược lại nếu chúng ngược pha thì tín hiệu tổng rất nhỏ và có thể bị triệt tiêu xảy ra trũng pha đinh sâu. Thời gian giữa 2 trũng pha đinh phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của MS và tần số phát. Một cách gần đúng ta có thể coi rằng khoảng cách giữa 2 điểm trũng bằng một nửa bước sóng. Đối với tần số 900MHz khoảng cách này vào khoảng 17cm. Vì thế nếu MS chuyến động với tốc độ 50 km/h (v « 14m/s), bước sóng tín hiệu À, « 0,3m thì thời gian giữa 2 điểm trũng như sau:

At = Ấ/(2K) = 107ms

Đối với tần số 1800 MHz thời gian giữa hai điểm trũng bằng một nửa.

Sự phụ thuộc tín hiệu thu vào khoảng cách do suy hao đường truyền và ảnh hưởng của hai loại pha đinh nói trên được cho ở hình 2.2. Từ hình 2.2 ta thấy giá trị trung bình của cường độ tín hiệu giảm dần do suy hao đường truyền cho đến khi mất kết nối vơ tuyến. Xung quanh giá trị trung bình này ta thấy do ảnh hưởng của che tối cường độ tín hiệu thay đổi chậm và do ảnh hưởng của nhiều tia cường độ tín hiệu thay

đổi nhanh. Ở một khoảng cách nhất định R(m) so với anten phát, tín hiệu ở anten thu có thể có dạng như ở hình 2.3. Để đảm bảo thu được ở 1 điểm trũng pha đinh quy định cần đảm bảo công suất ở điểm thu lớn hơn độ nhạy máy thu. Hiệu số (tính theo dB) giữa cơng suất thu trung bình và ngưỡng cơng suất thu (độ nhạy máy thu) được gọi là độ dự trữ pha đinh. Chất lượng thu sẽ phụ thuộc vào quy định độ trũng pha đinh thấp nhất mà máy thu còn làm việc được.

Một phần của tài liệu Giáo trình thông tin di động (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)