Bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu các doanh nghiệp Việt Nam” kiểm định xem mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp Việt Nam có tồn tại hay khơng? Bài nghiên cứu được thực hiện cho 202 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007- 2012.
Bài nghiên cứu hồi quy sự tác động của các biến độc lập xác suất vỡ nợ, thời gian đáo hạn nợ, quy mô doanh nghiệp, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản đến biến phụ thuộc chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm cho thấy ba biến xác suất vỡ nợ, quy mô doanh nghiệp, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách tác động đến chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, biến thời gian đáo hạn khơng có ý nghĩa trong bài nghiên cứu này. Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thay đổi trong chỉ số dự báo kiệt quệ tài chính và chênh lệch lãi suất trái phiếu. Xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với chênh lệch lãi suất trái phiếu, nghĩa là doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ cao thì chênh lệch lãi suất trái phiếu cao. Quy mơ doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với chênh lệch lãi suất trái phiếu, nghĩa là những doanh nghiệp có quy mơ lớn có chênh lệch lãi suất trái phiếu cao. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản có mối quan hệ ngược chiều với chênh lệch lãi suất trái phiếu, những doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng có chênh lệch lãi suất trái phiếu thấp, nghĩa là doanh nghiệp có giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản thấp có chênh lệch lãi suất trái phiếu cao.
Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy chỉ số DD có sức giải thích lớn nhất qua các biến của chênh lệch lãi suất trái phiếu, tiếp theo là chỉ số Z-score và cuối cùng là O-score. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, do chỉ số Z-score và chỉ số O- score sử dụng các số liệu báo cáo tài chính là các số liệu báo cáo có chứa thơng
tin khủng hoảng tài chính nên chỉ số O-score thì khơng có ý nghĩa trong việc kiểm định, cịn chỉ số Z-score thì có sức giải thích kém hơn so với chỉ số DD. Các kết quả thực nghiệm cũng cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể trong kết quả hồi quy trong ba giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng 2008. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một nhân tố vĩ mô làm thay đổi mức độ mạnh yếu của sự tác động của các nhân tố xác suất vỡ nợ, quy mô công ty, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản đến chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Trong giai đoạn trong và sau khủng hoảng tài chính năm 2008, chỉ số dự báo kiệt quệ tài chính Z-score, O-score, DD có vai trị ngày càng quan trọng trong sự giải thích thay đổi của chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Nhân tố xác suất vỡ nợ có khả năng giải thích ngày càng cao đối với sự thay đổi của chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Sự tác động của biến quy mô công ty đối với chênh lệch lãi suất trái phiếu không bị thay đổi theo thời gian. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản có vai trị ngày càng ít trong sự giải thích thay đổi của chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Tuy có nhiều thay đổi đáng kể trong vai trị giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, nhưng kết quả hồi quy vẫn cho ta thấy mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ, quy mô công ty, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản đối với chênh lệch lãi suất trái phiếu.
Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể trong kết quả hồi quy giữa các ngành Xây dựng bất động sản, ngành Công nghiệp nhẹ, ngành Công nghiệp nặng, và ngành Thương mại. Mức độ tác động của các nhân tố xác suất vỡ nợ, quy mô công ty, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản đến biến phụ thuộc chênh lệch lãi suất trái phiếu là gần như nhau trong các ngành Xây dựng bất động sản, ngành Công nghiệp nhẹ, ngành Công nghiệp nặng, và ngành Thương mại. Do những đặc điểm riêng về sản phẩm mà doanh số và lợi nhuận của ngành Dịch vụ chịu tác động mạnh theo chu kì kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã có những tác động mạnh đến ngành này. Do đó, kết quả hồi quy của ngành Dịch vụ có sự khác biệt so với các ngành còn lại.
Bài nghiên cứu đưa ra các kết quả giống với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tồn tại mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Xác suất vỡ nợ là nhân tố ngày càng quan trọng trong việc giải thích những thay đổi của chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp.
Xác suất vỡ nợ có thể tác động đến mức lãi suất mà doanh nghiệp phải trả khi vay nợ. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị tài chính cần phải quan tâm cân nhắc khi sử dụng nợ. Khi doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ cao, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi huy động vốn và có thể phải vay với mức lãi suất cao. Điều này có thể khiến doanh nghiệp mất đi lợi ích tấm chắn thuế do nợ mang lại. Việc hiểu rõ mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các tỷ số hoạt động, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giảm xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ thấp nhận được mức chênh lệch lãi suất trái phiếu thấp, doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi ích tấm chắn thuế, có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.