Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu BÁO cáo một số TRANH CHẤP điển HÌNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Cơ sở giải quyết tranh chấp: Tranh chấp xảy ra tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, nên căn cứ để giải quyết là Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty. Thực tế Điều lệ công ty hoàn toàn sao chép lại nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005.

Theo quy định tại Điều 99 và Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005 thì để bổ sung một nội dung nào đó và chương trình họp ĐHĐCĐ cần thực hiện 2 bước:

- Bước 1: Phải có kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ

- Bước 2: ĐHĐCĐ chấp thuận bổ sung kiến nghị đó vào chương trình họp

Xem xét việc bổ sung nội dung thứ 9 vào chương trình họp ĐHĐCĐ ta nhận thấy việc bổ sung này hồn tồn sai quy định về trình tự, thủ tục bổ sung. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật Doanh nghiệp thì ”kiến nghị bổ sung phải được gửi đến công ty 3 ngày làm việc trước ngày khai mạc” nhưng tại cuộc họp ĐHĐCĐ thì đại diện TCT X mới đề nghị bổ sung. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật doanh nghiệp 2005 thì “kiến nghị bổ sung phải bằng văn bản” nhưng đại diện TCT X chỉ đứng dậy nói và yêu cầu ĐHĐCĐ thông qua việc TCT X bán bớt phần vốn nhà nước. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005: “Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc”. Như vậy, từ thời điểm ĐHĐCĐ thơng qua chương trình họp thì chương trình họp đó là cố định, khơng ai có quyền bổ sung chương trình họp nữa.

Hộp 3: Phán quyết của Toà án

- Chấp nhận yêu cầu hủy một phần quyết định ĐHĐCĐ thường niên năm 2005 ngày 20/01/2007 của công ty CP ĐA của ông Đăng và ông Đức.

- Hủy bỏ một phần quyết định của ĐHĐCĐ thường niên năm 2005 của Công ty cổ phần ĐA tiến hành ngày 20/01/2007 phần nội dung thứ IX “ về bán phần vốn Nhà nước của Tổng Công ty X tại Công ty cổ phần ĐA”.

- Công ty Cổ phần ĐA phải tiến hành lại ĐHĐCĐ thường niên năm 2005 để xem xét nội dung “về bán phần vốn Nhà nước của Tổng Công ty X tại Công ty CP ĐA” nếu Tổng công ty X vẫn có u cầu và theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

4. Nguyên nhân và bài học

Phán quyết của Tòa án trong trường hợp trên là đúng vì việc bổ sung nội dung chương trình họp phải trải qua thủ tục phức tạp. Muốn bổ sung một nội dung vào chương trình họp thì trước hết cần phải có kiến nghị bổ sung gửi trước khi khai mạc theo đúng thời hạn, hình thức kiến nghị và nội dung kiến nghị đã được luật định. Sau đó, kiến nghị bổ sung này có chính thức được bổ sung hay khơng cịn phụ thuộc vào việc ĐHĐCĐ có chấp thuận bổ sung hay khơng. Người đại diện của TCT X trong tranh chấp trên khơng tn thủ đúng trình tự bổ sung nội dung chương trình họp dẫn đến nội dung bổ sung vào chương trình họp dễ dàng bị hủy.

Trong vụ tranh chấp này có một vấn đề khác cũng cần lưu ý là: tại sao quá cuộc họp diễn ra ngày 20/01/2007 trong khi nguyên đơn lại khởi kiện vào ngày 09/03/2009 mà vẫn còn thời hiệu.

Theo Điều 79 Luật Doanh nghiệp 1999: “Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm sốt có quyền u cầu Tồ án xem xét và huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

2. Nội dung quyết định vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty”.

Theo quy định tại Điều 107 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ là “90 ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ”. Thực tế ngày 02/3/2009 các cổ đông Đặng và Đức mới nhận được Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ nên ngày 09/3/2009 các cổ đơng Đặng và Đức khởi kiện thì vẫn cịn thời hiệu.

Đây là một tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999.

Tranh chấp số 09: Tranh chấp về bổ nhiệm và bãi miễn Tổng Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

1. Tóm tắt nội dung tranh chấp

Cơng ty cổ phần S là một cơng ty niêm yết, có Điều lệ cơng ty tương tự như Điều lệ mẫu được ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Theo Điều lệ cơng ty thì Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Tháng 10/2007, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản về việc bãi miễn Tổng Giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới. (Tổng Giám đốc cũ là một trong 5 thành viên Hội đồng quản trị). Kết quả kiểm phiếu cho thấy có 3/4 phiếu biểu quyết đồng ý, 1/4 phiếu khơng có ý kiến (theo Khoản 5 Điều 31 Điều lệ mẫu thì việc bãi miễn Tổng Giám đốc cũ phải được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành và trong trường hợp này khơng tính biểu quyết của Tổng Giám đốc). Sau khi có kết quả lấy ý kiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị ký Quyết định bãi miễn Tổng Giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới.

Tổng Giám đốc cũ tuyên bố việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới chưa có hiệu lực vì: Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 14 Điều lệ mẫu thì việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới của Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đơng phê chuẩn. Do đó, chưa có ai để bàn giao nên Tổng Giám đốc cũ vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi Tổng Giám đốc mới được Đại hội đồng cổ đơng phê chuẩn. Ngồi ra, Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, mà việc thay đổi người đại diện theo pháp luật theo Khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ- CP cần phải có Biên bản và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Dựa vào các căn cứ pháp lý trên, Tổng Giám đốc cũ nhất định không chịu bàn giao cơng việc, sổ sách, con dấu cơng ty (thậm chí cịn mua một két sắt cho đặt tại Phịng Tổ chức hành chính để cất con dấu cịn bản thân mình thì giữ chìa khóa và mã mở két)

Chủ tịch Hội đồng quản trị lập luận rằng theo quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 25 Điều lệ mẫu và Điểm h Khoản 2 Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Hội đồng quản trị có tồn quyền bãi miễn Tổng Giám đốc cũ và việc bãi miễn này không cần phải phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông nên người bị bãi miễn khơng cịn là Tổng Giám đốc nữa. Còn đối với việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới cần phải có sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đơng mới có hiệu lực thì trong thời gian chờ phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông, người được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc. Việc Tổng Giám đốc cũ không bàn giao công việc, sổ sách, con dấu là không đúng quy định.

Một phần của tài liệu BÁO cáo một số TRANH CHẤP điển HÌNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w