KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào” (Trang 25 - 27)

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn và cơ sở căn cứ vào định hướng, mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn, Luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp hồn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn. Đó là: đó là: (i) Nhóm các giải pháp về thể chế, cơ chế, chính sách và (ii) Nhóm các giải pháp về tổ chức thực hiện thể chế, cơ chế, chính sách.

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng nhằm góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích

24

NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN tỉnh Viêng Chăn nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước Lào khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Luận án Quản lý chi NSNN tỉnh Viêng chăn đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung nghiên cứu đạt được chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đã hệ thống hố, phân tích góp phần làm phong phú thêm một

số vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò chi NSNN; các lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý chi NSNN, chỉ ra các phương thức quản lý chi NSNN theo đầu vào và theo kết quả. Luận văn cũng đã trình bày các lý luận cơ bản về nội dung quản lý chi NSNN tiếp cận theo quy trình quản lý gồm: lập dự tốn, tổ chức chấp hành dự toán, kế toán và quyết tốn, thanh tra và kiểm tra. Luận văn đã trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN và các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN theo tiêu chí định tính và định lượng.

Thứ hai, đã nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chi NSNN của một số địa

phương ở nước CHDCND Lào và Việt Nam. Từ đó, rút ra 04 bài học kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho tỉnh Viêng Chăn.

Thứ ba, đã tổng quan về thực trạng quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn;

tổng hợp, phân tích, minh chứng và rút ra một số kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020.

Thứ tư, luận án đã trình bày mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Viêng Chăn và đưa ra các quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030 gồm 05 quan điểm. Luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và 02 kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý ngân sách của bộ máy và phân cấp quản lý; rà sốt hồn thiện chế độ, chính sách, định mức trong lập dự toán chi và chấp hành chi ngân sách nhà nước; hình thành khung chính sách kinh tế nhiều năm và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách dài hạn; phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên phù hợp với mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mở rộng quyền tự chủ của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước; nâng cao quả kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng ngân sách tỉnh./.

1

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào” (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)