Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hịa với các tín ngưỡng truyền thống:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA TÍN ĐỒ TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 25 - 26)

2. Ảnh hưởng Phật Giáo qua q trình hội nhập văn hóa.

2.1. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hịa với các tín ngưỡng truyền thống:

quốc gia có một sắc thái sống riêng biệt, đặc thù, như Trung Hoa, một quốc gia có nền tư tưởng đơng phương khổng lồ, khi Phật Giáo truyền vào thì nền văn minh này đã phát triển tới đỉnh cao của nó, mà trong lịch sử triết học gọi là Bách Gia Chu Tử, hàng trăm nhà tư tương đề xướng học thuyết của mình. Nếu lúc đó Trung Hoa có 10 nhà tư tưởng tiêu biểu như Âm Dương gia, Nhạc gia, Nho gia, Pháp gia, Danh gia, Đạo Đức gia, Nông gia, Tiểu Thuyết gia ...thì Phật Giáo khơng dừng lại cái bình bát đi khất thực, một tấm y vàng mà Phật Giáo đã đi vào cuộc đời bằng mười tông phái như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, thành Thật Tông, Câu Xá Tông … Phật Giáo với mười tơng phái này sánh vai với mười dịng tư tưởng của bản địa để đi vào cuộc đời, không chỉ đến với những giới bình dân mà Phật Giáo cịn đã đi thẳng vào cung đình, vào với những vị nguyên thủ quốc gia. Ở Nhật Bản thì sao? Nhật Bản là một quốc gia được xem là có nhều món ăn tinh thần nhất trên thế giới. Không phải chỉ là khối cảm cho vị giác, cho thính giác mà nhất là cho cảm giác của tâm linh. Ở trong bối cảnh đó, Phật Giáo đã nhanh chóng đi vào hoa, vào trà để rối cuối cùng nâng nó lên thành một tơn giáo. trà đạo hay hoa đạo. Cịn ở Việt Nam của chúng ta thì như thế nào? Trong q trình hội nhập văn hóa sự ảnh hưởng của Phật Giáo đã tác động và đã tạo cho Phật Giáo Việt Nam có những nét đặc thù sau đây:

2.1. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hịa với các tín ngưỡng truyềnthống: thống:

Khi được truyền vào Việt Nam, Phật Giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu

tượng chùa Tứ Pháp thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến trúc của chùa chiền Việt Nam là tiền Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần, các vị thánh, các vị thành hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc ... Chính vì tinh thần khai phóng này mà về sau phát sinh những hậu quả mê tín dị đoan bên trong Phật Giáo như xin xăm, bói quẻ, cầu đồng ... các nhà nghiên cứu nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy Phật Giáo Việt Nam dung nạp dễ dàng các tín ngưỡng đa thần của bản địa trong khi các quốc gia trong vùng thì khơng có. Có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng truyền thống này ra khỏi Phật Giáo không? Vẫn là một vấn đề rất tế nhị, tuy nhiên, ta phải thừa nhận rằng tinh thần dung hịa và khai phóng của Phật Giáo Việt Nam là một trong những nét đặc trưng đáng chú ý.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA TÍN ĐỒ TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w