BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH PHẠM TIẾN DUẬT

Một phần của tài liệu Các bài văn mẫu hay thi vào 10 NH 22 23 (Trang 29 - 32)

Đề bài: Phân tích khổ thơ 4 và khổ thơ cuối "Bài thơ về tiểu đội xa khơng kính" của Phạm Tiến Duật để thấy được tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sơi nổi của người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Bài làm:

Trong bài thơ “Tuổi 25” Tố Hữu đã từng viết: “Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hung Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim của mình để “hút nhụy đời” tưới tắm cho những cánh đồng văn học. Ở cánh đồng ấy, có một khoảng trời dành riêng cho văn học cách mạng, văn học của hiện thực tàn khốc mà cũng đẹp đẽ vô cùng. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi là hình ảnh cao quý và đẹp đẽ nhất. Hình ảnh ấy đã đi vào lịng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành cơng nhất thời kì kháng chiến chính là “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng cũng như sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”, Phạm Tiến Duật đã diễn tả một cách sâu sắc tư thế hiên ngang mà hào hùng của những anh chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy chính là khổ thơ thứ bốn và khổ thơ cuối đã thể hiện vô cùng rõ nét tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sơi nổi của người lính

Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, khơng lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hy sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe khơng kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi,

bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình u đất nước thiết tha…

Những hiểm nguy của cuộc chiến, những khó khăn của mưa nắng vẫn cứ đổ dồn vào dãy Trường Sơn. Với những người đã từng “vào sinh ra tử” với cuộc chiến đấu, với Trường Sơn hùng vĩ chắc sẽ khơng bao giờ qn được hình ảnh: “Bụi Trường Sơn nhịe trong trời lửa” (Nguyễn Đình Thi). Bụi Trường Sơn thật khốc liệt, mưa Trường Sơn thật dữ dội, thế nhưng những chiếc xe khơng có kính vẫn tiếp tục băng qua chiến trường:

“Khơng có kính, ừ thì ướt áo Mưa tn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khơ thơi.”

Với cấu trúc được lặp lại “khơng có kính”,”ừ thì”và ngơn ngữ bình dị, giọng điệu ngang tàng lại một lần nữa thể hiện thái độ bất chấp của người lính. Chiếc xe khơng kính ấy đi vào mùa nào, thời tiết nào cũng đều gian khổ cả. Mặc cho “mưa tuôn, mưa xối”, thái độ của những người lính vẫn tự tin, ung dung tay lái. Trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật cũng đã được phổ nhạc: “…Trường Sơn Tây anh đi thương em… thương em bên ấy mưa nhiều…”, dù mưa có “tn”, có “xối”, có nhiều đi chăng nữa thì những chiếc xe vẫn tiếp tục lăn bánh vì nhiệm vụ cấp bách phía trước. Thái độ của người lính của người lính được thể hiện dứt khốt “chưa cần thay “. Họ mặc kệ cái ướt át, lạnh giá để tiếp tục nhiệm vụ “lái trăm cây số nữa”. Lời nói thật giản dị, đơn sơ nhưng thể hiện quyết tâm lớn của người chiến sĩ: xe phải đến tới đích, ý thức trách nhiệm, đóng góp cho cuộc chiến của họ thật đẹp, thật đáng q biết bao! Có phải chăng vì cuộc chiến tranh khơng đủ ác liệt; mưa bụi Trường Sơn không đủ dữ dội? Khơng, đó là vì trong mỗi tâm hồn của người lính dũng cảm đã đi đơi với sự lạc quan, hồn nhiên. Lòng dũng cảm đã trở thành cốt lõi, tinh thần lạc quan đã hoá thành bản chất.

Vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói thường ngày như văn xi, nhưng nhạc điệu, hình ảnh trong khổ thơ cuối rất đẹp, rất thơ góp phần hồn thiện bức chân dung tuyệt vời của người lính lái xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ. Bốn dịng thơ dựng lại hai hình ảnh rất thú vị, bất ngờ:

“Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn Khơng có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Giờ đây những chiếc xe khơng chỉ mất kính mà lại khơng đèn, khơng mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hồn tồn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đồn xe nối đi nhau ngày đêm tiến về phía trước.

Vượt qua làn mưa bom bão đạn, những đoàn xe chạy ra tiền tuyến với đầy lịng quyết tâm, với tất cả những tình cảm thiêng liêng, cao quý dành cho miền Nam ruột thịt. Tỏa sáng ở cả đoạn thơ là hình ảnh “một trái tim” là cội nguồn của sức mạnh, của sự tự tin vững bước bắt nguồn từ trái tim nồng nàn yêu nước. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái? Tình yêu quê hương, tiếng gọi của non sơng, Tổ quốc đã khích lệ những bước chân của họ. Vượt qua những cái “khơng có”, Phạm Tiến Duật đã khẳng định một cái “có” rất quan trọng, rất cần thiết cho cuộc chiến. Đó là “một trái tim”. Với nghệ thuật hoán dụ đã tạo cho ý thơ sinh động, biểu cảm. Nhà thơ đã khẳng định với trái tim nồng nàn yêu nước, thế hệ tuổi trẻ đã lên đường chiến đấu trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Chính yếu tố con người đã quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh không cân sức. Dù phương tiện của kẻ thù có hiện đại tới đâu cũng khơng có thể ngăn chặn được “những trái tim như ngọc sáng ngời” (Tố Hữu). Chính họ đã vượt qua tất cả để làm nên đại thắng mùa xuân 1975, để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân – Lê Anh Xuân”.

Đoạn thơ trên đã hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xi thể hiện “chất lính” thời máu lửa. Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe khơng kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, nụ cười,... đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe khơng kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu anh hùng ca:

“Từ nơi em gửi đến nơi anh

Những đồn qn trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn…”

“Những đoàn quân trùng trùng ra trận” được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây và hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe khơng kính trên con đường mịn Hồ Chí Minh.

Cội nguồn sức mạnh, nghị lực nơi người chiến sĩ là do mục đích, lí tưởng cao cả “vì Miền Nam thân u”. Giọng điệu bài thơ vừa ngang tàng lại vừa rất vui tươi, sôi nổi thể hiện thái độ quyết tâm trong nhiệm vụ, thách thức trước gian khổ. Lời thơ có chỗ nhẹ nhàng, cân đối như chiếc xe vẫn đang tiến tới, có chỗ gợi cảm, trong sáng như văng vẳng tiếng cười, tiếng hát. Tất cả dã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ giải phóng qn thời chống Mĩ dũng cảm, kiên cường, bất khuất mà cũng rất lãng mạn, trẻ trung, bình dị. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính thật là một bài thơ hay, đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đã đặt tên cho tác phẩm là “Bài thơ về…”. Chất thơ tỏa ra từ thực tế cuộc chiến đấu, từ niềm vui của người chiến sĩ trong thời đại chống Mỹ. Chất thơ toát ra từ sự giản dị, đơn sơ của ngôn từ, sự sáng tạo bất ngờ của các chi tiết, hình ảnh và sự uyển chuyển, linh hoạt của nhạc điệu… đã khắc họa đậm nét hình ảnh anh lính Cụ Hồ.

10. DÀN Ý PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NHÂN VẬT BÉ THU TRONG TÁC PHẨM "CHIẾC LƯỢC NGÀ". "CHIẾC LƯỢC NGÀ".

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hịa bình cịn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng khơng chiến tranh nào có thể tàn phá.

II. Thân bài

* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé cịn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vơ cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thơi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

Một phần của tài liệu Các bài văn mẫu hay thi vào 10 NH 22 23 (Trang 29 - 32)