PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu 20 tác phẩm thi vào 10 NH 22 23 (Trang 112 - 114)

I. Tình huống truyện

Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu, truyện “Bến quê” xây dựng trên một tình huống nghịch lý.

- Nhân vật chính của truyện là Nhĩ rơi vào một hồn cảnh đặc biệt, bị liệt toàn thân, khơng thể tự mình di chuyển được. Cả một đời Nhĩ đã từng đi khắp mọi nơi nhưng rồi cuối đời anh chỉ muốn nhích tới bên cửa sổ mà khó khăn như phải đi hết một vịng trái đất.

- Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lý. Khi đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh thì anh cũng nhận ra một cách cay đắng là sẽ khơng bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khát khao ấy, nhưng rồi cậu ta lại không sao hiểu nổi cái khát vọng kỳ cục mà lớn lao của bố. Nó sà vào một đám chưoi phá cờ thế bên hè phố và có thể để lỡ chuyến đị ngang duy nhất trong ngày. Cái lý của hai bố con khơng một chút đồng cảm thì cũng là một điều nghịch lý vậy. Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được lại càng là nghịch lý và trớ trêu…

- Ý nghĩa: Đặt nhân vật Nhĩ vào một chuỗi những nghịch lý như trên, phải chăng tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời : trong cuộc đời người ta thật khó tránh khỏi những điều vịng vèo, chùng chình, thường hướng đến những điều cao xa mà vơ tình khơng biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.

II. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi quê: - Giới thiệu về hoàn cảnh của Nhĩ.

+ Vào buổi sáng đầu thu, qua khung cửa sổ Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên nơi quê hương.

+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt… + Vòm trời thu như cao xanh hơn.

+ Đặc biệt là vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sắc sống của bãi bồi “màu vàng thau pha lẫn màu xanh non”.

- Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một nét đẹp riêng rất đỗi quen thuộc, bình dị. Vẻ đẹp ấy cịn thấm đẫm cảm xúc của con người đã từng đi khắp đó đây mà tận cuối đời mới ngỡ ngàng nhận ra.

- Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp bình dị, thân thương của quê hương, xứ sở. III. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về người vợ

- Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp của Liên – vợ anh.

- Liên đã phải chịu bao nỗi vất vả, lo toan. Anh xót xa khi lần đầu tiên nhìn thấy “Liên mặc tấm áo vá” -> Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc.

- Liên tần tảo, hy sinh thầm lặng “suốt đời… thinh”.

- Cho dù đã trở thành người đàn bà thị thành nhưng ở Liên đã vẹn nguyên vẻ đẹp tâm hồn trong sáng “Cũng như… nguyên vẹn”.

- Và cũng tận cuối đời anh mới thấm thía tình cảm gia đình bởi anh đã nhận ra gia đình là mái ấm hạnh phúc, là nơi nương tự vững chắc.

IV. Cảm xúc và suy nghĩ về khát vọng bình dị cuối đời.

- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông cũng là lúc ở Nhĩ bừng lên một niềm khao khát cháy bỏng: được đặt chân lên bãi bồi đó.

- Khát vọng ấy thật bình dị nhưng đặt trong hồn cảnh của Nhĩ lúc bấy giờ nó lại trở thành vơ vọng. Điều đó thể hiện sự thức tỉnh, xót xa của Nhĩ.

- Từ việc nhờ đưa con trai không thành, cùng với quãng đời tuổi trẻ của mình, Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật có tính chất phổ biến của đười người “Con người ta… vòng vèo”.

- Bởi thế hành động Nhĩ cố thu người “giơ tay khoát khoát” như muốn thức tỉnh mọi người: hãy mau chóng dứt ra khỏi những cái chùng chình, vịng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững của cuộc sống. -> Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng. Nhà văn đã gửi gắm vào nhân vật những điều quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời con người. Qua nhân vật Nhĩ tác giả muốn nói với chúng ta : mỗi người hãy sớm nhận ra và biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp của quê hương xứ sở và tình cảm gia đình. Chỉ có thốt ra khỏi

những điều chùng chình mỗi người mới có thể hướng tới những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.

Một phần của tài liệu 20 tác phẩm thi vào 10 NH 22 23 (Trang 112 - 114)