Nghĩa của chính sách cơng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Chính sách cơng có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn ở chỗ nó là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước. Tính chínr trị của chính sách cơng biểu hiện rõ nét qua bản chất của nó là cơng cụ quản trị, quản lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tổn tại. Nếu chính trị của nhà nước thay đổi, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính sách. Điều này khẳng định chính sách cơng mang tính chính trị hay ý nghĩa chính trị đậm nét.

Tính pháp lý hay ý nghĩa pháp lý của chính sách cơng ở chỗ, chính sách của nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng pháp luật là của nhà nước nên chính sách cơng đương nhiên có ý nghĩa hay tính pháp lý. chính sách cơng dựa trên cơ sở của pháp luật cũng chính là dựa trên ý chí của nhà nước, chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, cơng cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngược lại, chính sách cơng cũng có mối liên hệ và tác động trở lại với pháp luật, là nguồn khơi dậy sức sống của các quy phạm pháp luật. Các sáng kiến pháp luật đều xuất phát, bắtnguồn từ thực tiễn triển khai thực hiện chính sách cơng. Thực tiễn cho thấy chính sách cơng chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi được thể chế hóa thành những nội dung, quy định cụ thể, áp dụng cụ thể như áp dụng các quy định của pháp luật. Từ chính sách cơng có thể thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và ngược lại, từ các quy định của pháp luật có thể cụ thể hóa thành các nguyên tắc, u cầu trong xây dựng chính sách cơng. Ví dụ, từ kết quả thực hiện chính sách tiền lương, để đảm bảo công bằng và thực hiện thống nhất,

25

nghiêm túc chính sách này trong hệ thống hành chính nhà nước cần phải được quy định chặt chẽ trong Luật cán bộ, công chức là “trả lương cho cán bộ, công chức ngang bằng với nhiệm vụ, công vụ công chức thực hiện”. Cũng trên cơ sở quy định này của Luật cán bộ, công chức, cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ, cơng chức. Quy định này trong Luật cán bộ, công chức trở thành nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của chính sách tiền lương nhà nước đối với cán bộ, cơng chức. Chính sách cơng và pháp luật đều là các công cụ quan trọng, hữu hiệu trong hoạt động quản lý của nhà nước, có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Hoạch định, xây dựng chính sách cơng phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bắt buộc hay nguyên tắc pháp lý của chính sách. Tơn trọng ngun tắc này là để bảo đảm việc thực hiện chính sách cơng đạt được mục tiêu đề ra, cũng chính là mục tiêu quản lý của nhà nước. Mặt khác chính sách cơng là chính sách của nhà nước, việc thực hiện chính sách là bắt buộc đối với đối tượng thuộc phạm vi điểu chỉnh cũng như đối với tồn thể nhân dân. Do đó, trong nội dung, nội hàm của chính sách cơng cần phải xác định các hình thức, mức độ chế tài hợp lý để bảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách.

Tính chất xã hội hay ý nghĩa xã hội của chính sách cơng thể hiện ở chức năng xã hội của chính sách cơng. Chính sách cơng là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện chức năng xã hội của nhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước cịn để phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển. Chính sách cơng phản ánh rõ vai trị là chức năng xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt của nhà nước. Do đó, chính sách cơng ln hàm chứa tính xã hội, ý nghĩa xã hội. Chính sách cơng cịn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, nếu xã hội phản đối, chống lại chính sách của nhà nước, sẽ dẫn đến khủng hoảng, bất ổn định trong xã hội. Một khi xã hội bất ổn định thì hệ quả tất yếu, tác động trực tiếp

26

đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Vì vậy, khi nhà nước ban hành chính sách cơng phải đặc biệt chú ý đến yếu tố xã hội, tính chất và ý nghĩa xã hội của chính sách cơng.

Chính sách cơng có tính khoa học hay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Tính khoa học của chính sách cơng thể hiện ở tính khách quan, cơng bằng tiến bộ và sát với thực tiễn. Nếu chính sách cơng mang tính chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này cũng có nghĩa là việc ban lành chính sách cơng của nhà nước bất thành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vai trị của nhà nước. Nếu chính sách cơng nhà nước ban hành đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trị của nhà nước được đề cao tính khoa học của chính sách cịn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với diều kiện và hồn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này cũng có nghĩa là khi ban hành chính sách cơng cần phải tính đến các điều kiện các nguồn lực để duy trì chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn hay tính sát thực, chính sách cơng khơng thể cao hơn hay thấp hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến đâu thì đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơng cụ của chính sách cơng đến đó.

27

CHƯƠNG3

THỰC TRẠNG DÂN CHỦ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)