Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính DN Khái niệm:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật TECHNIMEX (Trang 28 - 31)

- Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính DN Khái niệm:

Khái niệm:

Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thơng qua các số liệu trên báo cáo tài chính bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp, công cụ và kỹ tḥt phân tích, từ đó chỉ ra những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đốn những gì sẽ xảy ra đờng thời tìm ra ngun nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là một mặt không thể thiếu trong doanh nghiệp, nó gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có thể nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, thấy được thực trạng thực trạng tài chính, khả năng triển vọng tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu ng̀n vốn, tài sản, khả năng thanh tốn, lưu chuyển tiện tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính,… nhằm đáp ứng thơng tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động…

+ Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận,…

+ Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, từ đó dự đốn được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

+ Giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự tốn, định mức… từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm báo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng các thơng tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ và mục tiêu khác nhau.

+ Đối với chủ doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm các mục tiêu chủ yếu là:

- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp…

- Hướng các quyết định của ban Giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…

- Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đốn tài chính.

- Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là một cơng cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp.

+ Đối với nhà đầu tư, các chủ nợ: Đánh giá thực trạng giúp họ đánh giá

được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,… để từ đó đưa ra các quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp hay khơng, có nên cho doanh nghiệp vay hay khơng…?

+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: thông qua đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá và kiểm sốt được hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các cơ chế chính sách, giải pháp tài chính phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

+ Đối với cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp:

thu nhập của họ (thường là lương, cổ tức hoặc tiền lãi) phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đánh giá thực trạng tài chính giúp họ

định hướng chỗ làm ởn định cho mình, đờng thời có thể dốc tâm sức vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo vị trí được phân cơng.

Từ những phân tích trên cho thấy: Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là cơng cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. Vì vậy, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là một hoạt động khơng thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật TECHNIMEX (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)