Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn cố định của

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 (Trang 43 - 89)

1.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:

1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn cố định của

doanh nghiệp:

1.4.4.1. Nhân tố khách quan:

 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với công tác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế tốn thống kê, về quy chế đầu tư là các văn bản quy phạm ảnh hưởng trực tiếp, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, về trích khấu hao, tỉ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản về thuế vốn, khuyến khích nhập một số máy móc, thiết bị nhất định...

 Tác động của thị trường

Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến công tác quản trị vốn cố định. Phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai, phục vụ những sản phẩm mà thị trường cần, sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ mà điều nay chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng cơng nghệ kĩ thuật của TSCĐ. Điều này địi hỏi doanh

nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng…

 Lãi suất tiền vay

Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phi đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, TSCĐ.

 Các nhân tố khác

Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ có tác động trực tiếp quản trị vốn cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp.

Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hồn tồn khơng thể biết trước, chỉ có thể dự phịng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi.

1.4.4.2. Các nhân tố chủ quan

Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến việc quản lí sử dụng các TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường người ta thường xem xét những yếu tố sau:

 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt q trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính gồm:

o Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lí, khả năng tài chính của cơng ty ra sao.

o Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hóa nói chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu.

o Nguồn tài trợ cho những TSCĐ được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không.

 Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.

Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tieu quan trọng đánh giá tình hình quản lí vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất... Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh nghiệp chỉ có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại ln phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về vấn đề chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng được lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh, song địi hỏi tay nghề cơng nhân cao co thể sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.

 Trình độ tổ chức quản lí, tổ chức kinh doanh, hạch tốn nội bộ doanh nghiệp.

Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau. Với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp va quy trình vận hành máy móc, số bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đặc điểm của bộ phận hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp (ln gắn bó với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lí trong cùng doanh nghiệp) sẽ

có tác động khơng nhỏ. Cơng tác kế tốn đã dùng những cơng cụ của mình (bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái...) để tính tốn các chỉ tiêu đánh giá q trình quản trị vốn cố định va kế tốn phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong q trình quản lí vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.

 Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp

Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh địi hỏi trình độ quản lí và sử dụng máy móc thiết bị của cơng nhân cao. Song trình độ của lao động phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích trách nhiệm một cách cơng bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích khơng cơng bằng, quy định định trácch nhiệm khơng rõ ràng dứt khốt sẽ làm cản trợ mục tiêu của quản trị vốn cố định.

Qua những điều đã nêu ở chương 1, đã cho thấy những lý luận chung vốn cố định và quản trị vốn cố định, cơ bản như sau:

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, cơng dụng và tình hình sử dụng khác nhau… Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, tài sản cố định cần được phân loại theo cách đặc trưng nhất định.

Theo qui định về chế độ trích khấu hao tài sản cố định của Bộ tài chính, các doanh nghiệp có thể chọn một trong ba phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng; khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: Khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.

Số tiền khấu hao được trích trong các kỳ sản xuất kinh doanh hình thành nên quỹ khấu hao. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao các doanh nghiệp cần dự kiến phân phối sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ. Nói chung, điều này tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định bao gồm: các chỉ tiêu chung như hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định và các chỉ tiêu phân tích như hệ số hao mịn tài sản cố định, hệ số trang bị tài sản cố định.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6 TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1. Khát quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.

2.1.1. Q trình thành lập và phát triển của cơng ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.

Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 Tỉnh Điện Biên có tiền thân từ doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 6 thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1993 do sở kế hoach đầu tư tỉnh Lai châu cũ nay là tỉnh Điện Biên cấp phép với số vốn kinh doanh ban đầu là 85.000.000.000 đồng hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đầu tiên của tỉnh và là đơn vị hoạt động có hiệu quả dẫn đầu trong tỉnh. Trải qua thời gian hoạt động có hiệu quả doanh nghiệp đã khơng ngừng phát triển và trưởng thành . Từ một doanh nghiệp có quy mơ nhỏ ban đầu với phương châm vừa làm vừa tích lũy về tài chính cũng như kinh nghiệm và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh qua hai mươi năm phát triển và trưởng thành đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp tầm cỡ cả về vốn và lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề cụ thể như sau: Từ số vốn khiêm tốn ban đầu sau gần hai mươi năm kinh doanh có hiệu quả với số lãi tích lũy qua các năm tháng 1 năm 2008 doanh nghiệp đã tiến hành bổ sung vốn kinh doanh từ 85.000.000.000 đồng ban đầu lên 183.000.000 đồng không ngừng tại đó cùng với sự tiếp tục tích lũy vốn từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã huy động hợp tác cùng

nhà đầu tư ngồi tham gia góp vốn để mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh chính thức chuyển thành cơng ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56001127247 ngày 26 tháng 11 năm 2011với số vốn điều lệ là 550.000.000.000 đồng trong đó gồm hai thành viên góp vốn là: thành viên ban đầu là ông Bùi Đức Giang với số vốn là: 535.150.000.000 đồng, thành viên góp vốn thứ hai là ơng Bùi Anh Tuấn tham gia góp vốn là:14.850.000.000 đồng. Với trụ sở chính đóng tại số 335 phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điên Biên.

2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.

Chức năng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chuẩn bị mặt bằng xây dựng; Xậy dựng cơng trình dân dụng, giao thơng, thủy lợi, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp đến 35KW; Xử lý và phịng chống mối mọt các cơng trình xây dựng.

 Sản xuất kinh doanh đồ gỗ; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu điện; Kinh doanh thiết bị nội ngoại thất cơng trình.

 Kinh doanh khách sạn nhà hàng; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh doanh hoạt động du lịch và hỗ trợ du lịch; Kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường bộ; Kinh doanh dịch vụ taxi phục vụ du lịch.

 Kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí (hoạt động bơi lội, thể thao dưới nước, du thuyền, hồ câu); Hoạt động nghệ thuật (phòng hát Karaoke, vũ trường và hoạt động nghệ thuật khác); Kinh doanh massage (dịch vụ tẩm quất, xơng hơi, xoa bóp, đám lưng, vật lý trị liệu); Dịch vụ tắm, tắm hơi.

 Sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết, nước uống đóng chai.  Sản xuất và kinh doanh điện.

 Khai thác quặng kim loại (Trừ các quặng Nhà nước cấm khai thác); Sản xuất kim loại mầu; Khai thác, chế biến và mua bán các loại; Luyện than cốc; Luyện và các gang thép; Khai thác, chế biến và mua bán đá, cát, sỏi.

 Mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác; Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ơtơ, xe máy và xe có động cơ khác.

 Mua bán nơng, lâm sản ngun liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; Mua bán gạo, luơng thực, thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, nước giải khát.

 Mua bán mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh, văn phòng phẩm.

 Mua bán đồ chơi, hàng lưu niệm, hàng đan lát hàng thủ công mỹ nghệ.  Mua bán vải len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác; Mua bán hàng may

sẵn, giầy dép, đồ dùng cá nhân và gia đình.

 Mua bán: Máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm thiết bị, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thơng, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nơng nghiệp khai khống, xây dựng, máy móc thiết bị và phụ tùng máy văn phòng.

 Kinh doanh xăng dầu.

 Mua bán sách, báo tạp chí văn phịng, băng đĩa âm thanh, hình ảnh (Kể cả băng đĩa trắng), thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao.

a. Tổ chức hoạt động kinh doanh:

Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức điều hành tập chung toàn doanh doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp được thực hiện theo tính chất chun mơn của từng ngành ngề và được quản lý điều hành theo các bộ phận chính sau đây:

Đối với bộ phận xây dưng cơ bản: được tổ chức theo các tổ đội mỗi tổ

đội chịu trách nhiệm việc thực hiện quản lý thi công trực tiếp các cơng trình được cơng ty giao trực tiếp theo quyết định của giám đốc công ty.

Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn : Bộ phận này bao gồm các

hoạt động liên quan tới toàn bộ các hoạt động nhà khách như: nhà nghỉ, ăn uống ,và các dịch vụ di kèm như du lịch ,thể thao giải trí … Hoạt động này được vận hành dưới sự quản lý của bộ phận khách sạn công ty trên cơ sở nhiệm vụ của giám đốc công ty giao cụ thể cho bộ phận này.

Đối với các bộ phận như sản xuất nước sạch đóng chai hay kinh doanh thương mại được quản lý và điều hành theo từng chức năng và nhiệm

vụ cụ thể ở từng vị trí cơng việc.

b. Tổ chức bộ máy quản lý công ty và tổ chức tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế tốn:

 Tổ chức bộ máy quản lý cơng ty

Tổ chức bộ máy quản lý mang tính tập chung tồn bộ hoạt động của công ty được chỉ đạo thống nhất qua ban giám đốc các phòng ban, các bộ phận thực hiện sự chỉ đạo giám sát của ban giám đốc theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Quan hệ giữa các phịng và các bộ phân chun mơn là mối quan hệ cung cấp dịch vụ và phục vụ lẫn nhau thơng qua sự chỉ đạo điều hành chính của ban giám đốc theo sơ đồ dưới đây:

Bộ phận khách sạn và dịch vụ Bộ phận xây dựng cơ bản Bộ phận sản xuất và dịch vụ khác Phòng kế tốn Phịng kỹ thuật

Ban giám đốc cơng ty

Các bộ phận có trách nhiệu tổ chức hoạt động của mình, báo cáo về phịng kế tốn và phịng kỹ thuật, căn cứ vào tình hình thực tế phịng kế tốn tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch chi tiêu tài chính cũng như kế hoạch sử dụng và huy động vốn trong từng thời kỳ, phối hợp với phịng kỹ thuật để chủ động bố chí nguồn tài chính đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Tổ chức tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế tốn

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Cơng tác kế tốn của cơng ty cũng được bố chí phù hợp với quy trình quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể theo sơ đồ bộ máy kế toán như sau:

Kế toán khách sạn và dịch vụ

Kế toán đội xây lắp Kế tốn sản xuất nước đóng chai

Kế tốn vật liệu, vật tư, cơng cụ

Kế toán trưởng

Kế toán tài sản cố định

Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán Kế toán giá thành và tiêu thụ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 (Trang 43 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)