Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng oceanbank việt nam (Trang 65 - 69)

3.3 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Sự đổi mới hoạt động của ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh tốn nói riêng khơng thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng... Tuy nhiên, cịn nhiều lĩnh vực chưa có văn bản hoặc đã ban hành từ lâu đến nay khơng cịn phù hợp, nhiều văn bản được bổ xung và sửa đổi nhiều lần nên việc thực thi vàáp dụng rất khó, đặc biệt là chưa có văn bản pháp luật nào liên quan đến hoạt động thanh tốn quốc tế. Vì vậy, để tạo môi trường pháp lý cho

hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng, Nhà nước cần phải:

Thứ nhất: tiếp tục bổ sung và hồn thiện khn khổ pháp luật:

Chính sách ngoại hối là một cơng cụđắc lực cho việc thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi vì, thơng qua các chính sách quản lý ngoại tệ, quản lý tiền bạc, tiền hối điều hành tỷ giá..... chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, đến hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế, vì vậy nóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 1998, Nhà nước đã ban hành điều lệ quản lý ngoại hối song đến nay cịn có nhiều điểm chưa phù hợp mặc dù nóđãđược sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Đồng thời do nhiều cấp, nhiều ngành cùng quy định một lĩnh vực nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn và việc áp dụng nhiều khi phải dẫn chiếu từ nhiều nguồn. Vì vậy, việc ban hành luật ngoại hối là việc làm rất cần thiết, có như vậy mới tạo lập được mơi trường pháp lýđầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Về lý thuyết, việc vận dụng UCP500 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ sự điều chỉnh nào, đây là nét đặc thù của Việt nam. Trong khi đó mọi quốc gia khác đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thơng lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế và tập quán của nước họ. Các văn bản như vậy là rất cần thiết không chỉđối với ngành ngân hàng mà cịn là cơ sở để tồ án trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch tín dụng. Hơn nữa UCP500 cịn có những hạn chế nhất định bởi vì nó khơng thể bao qt tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn, không thể thay thế luật của một quốc gia. Vì vậy, để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, tránh được những tranh chấp rủi ro phát sinh trong q trình thực hiện hoạt động thanh tốn quốc tế nhằm tạo hành lang

pháp lý cho mọi hoạt động, nhà nước ta cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong những văn bản này cần quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền được nhận hàng của ngân hàng phát hành thư tín dụng khi người nhập khẩu vay vốn của ngân hàng để nhập lơ hàng đó bị phá sản, quyền được miễn trừ trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành khi có dấu hiệu tranh chấp thương mại vàđãđược tồán hay trọng tài tuyên bố ngừng thanh toán. Điều này là cần thiết để bảo vệ ngân hàng và là điều mà các toà án nhiều nước trên thế giới thường làm.

Về bản chất thư tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại và các hợp đồng khác, các hợp đồng này có thể làm cơ sở để hình thành thư tín dụng nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng không liên quan đến hoặc không hề bị ràng buộc bởi hợp đồng. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản pháp lý cho giao dịch thanh tốn xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Có thể là một Nghịđịnh về thanh tốn quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương giữa người mua, người bán với giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng.

Việt Nam đã có quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, tín phiếu… nhưng chưa có quy định về chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ theo thư tín dụng. Do đó trong thời gian tới cần thiết phải có những văn bản pháp luật phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của ngân hàng chiết khấu cũng như người hưởng lợi.

Thứ hai: Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Việt nam bước vào nền kinh tế thị trường và hòa nhập vào mâu dịch thế giới từ cuối thập kỷ 80. Hoạt động thương mại và hoạt động ngân hàng luôn

sôi nổi và phát triển, nhất là từ khi có sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chi nhánh Ngân hàng lớn trên thế giới.

Thanh toán quốc tế của chúng ta phát triển nhanh chóng nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Điều này địi hỏi có sự phán xét cơng minh của cơ quan pháp luật dựa vào luật pháp Việt Nam và thông lệ tập qn quốc tế.

Chính vì vậy nhà nước cần có một hệ thống luật đầy đủ và đồng bộ, các quy chế chế tài rõ ràng hướng dẫn giao dịch thanh tốn tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nhằm tạo ra sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng những văn bản pháp quy này. Những văn bản này không nên đối nghich với thông lệ, tập quán quốc tế nhưng cũng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam và phải tính đến cả đặc thù kinh tế, xã hội, tập quán và môi trường đầu tư của đất nước.

Thứ ba: Thực hiện cải cách các chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Trong thời gian qua, cán cân thương mại quốc tế ở Việt nam ln trong tình trạng thâm thụt, mức độ thâm thụt ngày càng lớn mặc dù một phần là do đầu tư nước ngoài. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế thì giải pháp làđẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn lại chủ yếu là sản phẩm chưa qua chế biến, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ta phải đẩy mạnh hoạt động thương mại với những thị trường lớn như: Mỹ, Tây âu, Nhật bản, Trung quốc, ASEAN....từng bước tham gia vào tổ chức kinh tế thương mại Châu á Thái bình dương và tổ chức thương mại thế giới. Bên cạnh đó, nước ta cần khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động để cải tiến cơ cấu

hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thế giới, tăng số lượng các mặt hàng gia công chế biến, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, mở rộng thêm nhiều mặt hàng, đầu tư thích đáng vào những mặt hàng ta cóưu thế như: gạo, cao su, cà phê, dầu mỏ...

Ngồi ra, ta cần chú trọng cơng tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường của các nước để có những cải tiến các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với từng thị trường cụ thể, mở rộng các hình thức gia công sản phẩm cho nước ngồi bằng ngun liệu của chính mình và có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép hàng nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch, bằng công cụ thuế quan, tăng cường biện pháp chống bn lậu nhằm bảo hộ lợi ích cho các nhà buôn sản xuất thực hiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Bên cạnh cải cách chính sách chế độ về xuất nhập khẩu, nhà nước cần có biện pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, đặc biệt làđầu tư nước ngoài và quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngồi. Bởi vì, với điều kiện nền kinh tế nước ta cịn nghèo, tích luỹ nội bộ trong nước thấp nên cần phải thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngồi mới thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Song song với việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngồi thì việc quản lý nợ vay cũng cần phải được quan tâm một cách thích hợp; Một làđể nâng cao hiệu quả vốn vay; Hai là, giữđược nợ nước ngoài trong một tỷ lệ tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước. Vì thế, cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thu hút vốn đầu tư và sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng oceanbank việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)