CHƯƠNG I : VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
3.2.6. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
Nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro bất thường như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, biến động tỷ giá, thay đổi về cơ chế chính sách....Do đó, để kịp thời đối phó với những biến động đó, cơng ty cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro:
- Lập quỹ dự phịng tài chính, mua bảo hiểm cho hàng hóa để khi vốn bị hao hụt thì đã có nguồn bù đắp, khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường, từ đó hạn chế ảnh hưởng của rủi ro. Việc tham gia bảo hiểm sẽ tạo ra một chỗ dựa vững chắc về kinh tế, giúp cơng ty có điều kiện liên kết về tài chính để chống đỡ có hiệu quả các rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Định kỳ tiến hành kiểm kê đánh giá lại số vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh tốn. Xác định số vốn lưu động hiện có của cơng ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá lượng vật tư hàng hóa và đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. Những vật tư hàng hóa tồn đọng lâu ngày khơng sử dụng được do kém, mất phẩm chất hoặc không phù
hợp với nhu cầu sản xuất, phải chú trọng giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải kịp thời bù lại.
- Để bảo toàn vốn lưu động trong điều kiện lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích tích lũy và tiêu dùng, cơng ty phải dành lại một phần để bù đắp số vốn hao hụt do lạm phát và trượt giá. Có như vậy mới đảm bảo giá trị hiện tại của vốn
3.2.7. Cải tiến thiết bị sản xuất, hiện đại hóa máy móc, xây dựng mới
nhà xưởng
Trong điều kiện hiện nay về trang bị kỹ thuật ta có thể thấy được máy móc của cơng ty ở mức tương đối hiện đại. Tuy nhiên, cơng ty cần có sự sắp xếp và sử dụng máy móc theo hướng chun mơn hóa sản xuất nhằm sử dụng tối đa cơng suất hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đi đôi với việc phát huy cơng dụng của máy móc thiết bị, cơng ty cũng cần phải tiến hành đầu tư có trọng điểm hơn vào các hạng mục có tầm quan trọng quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm theo hướng đầu tư chiều sâu, tập trung các nguồn lực có thể.
Cơng ty cũng cần nghiên cứu để xây dựng mới và chuyển một phần nhà máy ra xa nơi đông dân cư, tập trung vào khu công nghiệp mới. Điều này khơng chỉ giúp cơng ty có điều khiện mở rộng thên sản xuất mà trong tương lai nó sẽ giúp cơng ty có thể chủ động về các nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất, cơng nghệ xử lý nước thải.....Ngồi ra,việc này sẽ giúp cơng ty tránh được phản ứng có thể có của dân cư quanh nhà máy về tiếng ồn, sự ô nhiễm.... Mặt khác, công ty cần khẩn trương hoàn thiện và đưa nhà xưởng 3 tầng đang xây mới vào sử dụng, tạo điều kiện tăng thêm dây chuyền sản xuất và hệ thống kho hàng, góp phần nâng cao sản lượng, tăng khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới.
3.2.8. Một số biện pháp khác
Ngoài các biện pháp nêu trên, cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, nâng cao vị thế của mình trong khn khổ luật định và lĩnh vực nghành nghề mà công ty đang hoạt động.
- Tậptrung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tăng khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Trong tình hình mới cần tỉnh táo trong kinh doanh đảm bảo tăng trưởng nhưng tránh được rủi ro.
- Đẩy mạnh phát triển Khoa học kỹ thuật, chuyển mơ hình sản xuất hiện tại sang mơ hình sản xuất chuyên cụm tại Công ty, tăng cường quản lý lao động, tiếp tục giảm giờ làm, xem việc cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất như một khâu then chốt trong việc tăng năng suất và phát triển sản xuất với phương châm “chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín và chiến thắng bằng chất lượng”
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đòn bẩy cho chiến lược phát triển chung của cơng ty. Việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như thu hút, giữ chân đội ngũ cơng nhân có tay nghề là hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh lực lượng lao động đang thừa lượng, thiếu chất như hiện nay. Do vậy công ty cần mở các lớp đào tạo tài chính cho các cán bộ quản lý, bồi dưỡng, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật song song với việc có những ràng buộc mạnh hơn nữa với cơng nhân viên để có cơ sở vững chắc cho việc giữ chân các lao động có tay nghề cao.
- Đẩy mạnh cơng tác tiết kiệm nguyên, nhiên, phụ liệu, năng lượng và tiết kiệm tiêu dùng. Phấn đấu năm 2009, tiết kiệm chi phí từ 10-15%. Quản lý tài chính tốt và tỉnh táo trước những diễn biến của thị trường tài chính-tiền tệ
- Đổi mới mơ hình tổ chức của cơng ty, tái cơ cấu thành Tổng công ty Đức Giang như là một động lực cho công ty hội nhập tồn diện vào mơi trường kinh doanh mới.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
Doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế phải hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, do đó hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ của công ty không chỉ phụ thuộc vào chất lượng cơng tác của cơng ty mà cịn chịu ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mơ của Nhà nước. Bởi vậy, ngoài những biện pháp đối với cơng ty, Nhà nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ giúp cơng ty tổ chức và sử dụng VLĐ một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tế của công ty cổ phầm may Đức Giang em xin đưa một số kiến nghị sau đối với Nhà nước:
- Thứ nhất, như ta đã biết, nhiệm vụ chủ yếu của công ty cổ phần may Đức Giang là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 5% và lợi nhuận mang lại chủ yếu từ hoạt động gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp vì vậy, thủ tục hành chính, cách thức quản lý hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động snả xuất kinh doanh của cơng ty. Cần có những thủ tục đơn giản, mơi trường pháp lý thơng thống để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển
- Thứ hai, Nhà nước cần sửa đổi hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, huy động vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất có hoạt động xuất khẩu hiện nay đa số có nhu cầu đổi mới cơng nghệ và có lượng vốn lớn thì có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp này đều thiếu vốn. Chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp giầy xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi hơn. Thêm vào đó cũng cần đến sự linh hoạt hơn trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính
- Thứ ba, ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm pháp ở mức thấp đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh, đồng bộ khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh. Cần chặn đứng tình trạng xáo trộn mặt bằng giá gia cơng và sự cạnh chấp giữa các doanh nghiệp may mặc hiện nay. Do các doanh nghiệp này muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân nên sẵn sàng ký những hợp đồng với giá thấp, nắm được điểm này các khách hàng nước ngoài tranh thủ ép giá gây thiệt hại lớn cho ngành may mặc nước ta. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp giải quyết triệt để tình trạng trên tránh những thiệt hại khơng đáng có cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Thứ tư, Nhà nước nên áp dụng một chế độ tỉ giá hối đối linh hoạt khuyết khích xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới thì tỉ giá hối đối là một cơng cụ tài chính vĩ mơ có vai trị ngày càng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Do đó, cần xác lập và duy trì một tỷ giá hối đối linh hoạt phù hợp dự trên sức mua của đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh. Thêm vào đó, cần phải giảm tới mức thấp nhất tác động tiêu cực của thị trường tài chính quốc tế và sự tổn
thương với nền kinh tế thông qua các kênh tỷ giá, sự vận động của các nguồn ngoại tệ và vốn, hỗ trợ hợp lý cho các mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm sốt nhập khẩu.
Tóm lại: có rất nhiều giải pháp tài chính cũng như các giải pháp khác có
thể sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP May Đức Giang. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn,việc áp dụng các giải pháp trên cần được tính tốn một cách cụ thể căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch tài chính tổng thể của cơng ty trong thời gian tới. Đồng thời, trong quá trình áp dụng các biện pháp, công ty cần căn cứ vào biến động khác khau của thị trường trong và ngồi nước để có sự kết hợp nhiều biện pháp và điều chỉnh linh hoạt để đạt được hiệu quả tối ưu.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể khẳng định lại một điều vốn là phạm trù kinh tế hàng hóa, là một yếu tố quan trọng quyết định để sản xuất lưu thơng hàng hóa. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng hàng đầu với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động là vấn đề hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta cịn nhiều nhân tố mới hình thành, chưa hồn thiện và các doanh nghiệp ln phải tìm cách thích ứng.
Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cơng ty CP May Đức Giang đó đạt được những bước tiến đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Cùng với quy mô ngày càng được mở rộng, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm qua không ngừng tăng lên, đời sống cơng nhân viên ngày càng ổn định, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Song song với q trình đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cũng ngày càng nâng cao, đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển đi lên của công ty. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty cũng còn một số tồn tại cần được khắc phục.
Qua quá trình thực tập tại cơng ty CP May Đức Giang, kết hợp với những kiến thức đã được học, em đã đi sâu phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty. Do những hạn chế nhất định về kiến thức thực tiễn và thời gian thực tập nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót, các giải pháp đưa ra có lẽ cịn nặng tính lý thuyết. Tuy nhiên, đó là những quan điểm của cá nhân em sau những nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Vũ Cụng Ty, các thầy cơ giáo trong Học Viện Tài Chính, Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, nhân viên phịng Tài chính-kế tốn của cơng ty CP May Đức Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này ./.
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài Chính – Nhà xuất bản Tài chính năm 2008
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài Chính – Nhà xuất bản Tài chính năm 2008
3. Giáo trình Lý thuyết tài chính – Học viện Tài Chính – Nhà xuất bản Tài Chính năm 2005
4. Các báo và tạp chí chun ngành: Thời báo kinh tế, Cơng nghiệp Việt Nam....
5. Một số trang web: www.dantri.com.vn, www.vietrade.gov.vn, .....
6. Bảng cân đối kế toỏn, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 và một số tài liệu có liên quan của công ty cổ phần May Đức Giang