(Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV. HP)

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tp. hải phòng (Trang 62 - 113)

bổ sung tài sản bảo đảm (nếu được). Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

• Đối với các DNVVN không đủ điều kiện xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Áp dụng chính sách khách hàng tương tự như đối với khách hàng xếp hạng BB .Việc cấp tín dụng đối với các DNNVV không đủ điều kiện xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do Hội đồng tín dụng chi nhánh xem xét, quyết định phù hợp với thẩm quyền quyết định mức cho vay theo quy định hiện hành của BIDV về thẩm quyền phán quyết tín dụng (trừ các khoản tín dụng được đảm bảo 100% bằng: Số dư trên tài khoản tiền gửi; Sổ tiết kiệm tại BIDV hoặc tại tổ chức tín dụng khác; Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc)

* Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: • Lãi suất cho vay:

- Được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: + Lãi suất bình quân đầu vào

+ Chi phí quản lý

+ Chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi + Phụ trội giá để bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro)

+ Mức lợi nhuận dự kiến (mức lợi nhuận mong đợi hay là tỷ lệ thu nhập hợp lý mà ngân hàng đặt ra trong mục tiêu kế hoạch tài chính tại một năm xác định).

• Những yếu tố cần cân nhắc khi tính giá bao gồm: - Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật;

- Yếu tố rủi ro của khách hàng vay: Ngân hàng cần tính một mức lãi suất có hiệu quả cho khoản vay mà mình cung cấp, thể hiện mức độ rủi ro của khách hàng vay, nghĩa là rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn. Điều này có nghĩa là lãi suất đối với khách hàng không có hoặc có ít thành tích kinh doanh sẽ cao hơn đối với khách hàng có thành tích kinh doanh tốt.

- Đối với các khoản vay có thời hạn dài, ngân hàng phải chịu thêm rủi ro do không dự đoán hết các biến động xảy ra trong tương lai vì vậy lãi suất cho vay được xác định cao hơn.

- Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà BIDV nắm giữ và phí thu được từ các dịch vụ khác;

- Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh; - Phí thu được từ các dịch vụ khác;

- Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay.

Khi quyết định giá cho các khoản tín dụng, các Lãnh đạo phòng và cán bộ quan hệ khách hàng phải cân nhắc khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Lãi suất phải tăng cùng với mức độ rủi ro.

• Định giá khoản vay:

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Chi nhánh tiến hành định giá khoản vay cho khách hàng theo công thức:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở + Mức phí Trong đó:

- Lãi suất cơ sở :

+ Ngắn hạn: là lãi suất tiết kiệm 6 tháng trả lãi sau (cùng loại tiền). + Trung dài hạn: là lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau (cùng loại tiền). - Mức phí (margin) cộng thêm với lãi suất cơ sở, bao gồm 04 cấu phần: Chi phí quản lý; Chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi; Phụ trội giá để bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro) và mức lợi nhuận dự kiến.

+ Đối với khách hàng xếp hạng BB: Mức phí tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

Ngắn hạn (VNĐ) : 3,2 %

Trung dài hạn (VNĐ) : 3,5 % Ngắn hạn (ngoại tệ) : 3 % Trung dài hạn (ngoại tệ) : 3,2 %

+ Đối với các khách hàng có mức xếp hạng cao hơn mức BB (AAA, AA, A, BBB) chi nhánh áp dụng mức phí ưu đãi thấp hơn so với mức phí của khách hàng BB nêu trên. Ngược lại đối với những khách hàng có mức xếp hạng thấp hơn mức BB chi nhánh áp dụng mức phí cao hơn.

- Trường hợp nếu mức lãi suất theo định giá vượt quá lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật thì chi nhánh áp dụng mức lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP. Hải Phòng

Trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP. Hải Phòng đã tập trung phát triển khách hàng là các DNVVN trên cơ sở đánh giá những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản bảo đảm tốt và nhu cầu sử dụng vốn hợp lý. Đây là tiêu điểm quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà chi nhánh đã đề ra là chú trọng tới việc

mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với bộ phận khách hàng này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế khi các DNVVN lớn mạnh cả về số lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, các DNVVN trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung và các khách hàng của BIDV Hải Phòng là DNVVN nói riêng vẫn là các doanh nghiệp có nhiều hạn chế về tài chính cũng như năng lực kinh doanh. Phần lớn các DNVVN hoạt động còn mang tính chất “ăn theo”. Chính vì vậy, các DNVVN này rất dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn, khả năng thu hồi lợi nhuận không cao, khả năng tích lũy kém dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh cũng như đầu tư nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin của các DNVVN, nhiều khi thông tin về các doanh nghiệp không rõ ràng, minh bạch. Việc thu thập thông tin về tình hình vay vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ với nhiều Tổ chức tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá thực trạng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh một cách toàn diện cần xem xét theo những mặt sau:

2.2.2.1. Các hình thức và sản phẩm cho vay đối với DNVVN

Theo chính sách khách hàng đối với DNVVN, hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng các hình thức vay đối với DNVVN như sau:

- Cho vay đầu tư dự án: khách hàng được đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về vốn khi khách hàng đã đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước về khách hàng, dự án, điều kiện vay vốn.

- Cho vay vốn lưu động: Khách hàng được áp dụng cho vay theo Phương thức vay theo món, vay theo hạn mức, phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng,…

Tuy nhiên trên thực tế tại Chi nhánh, việc cho vay DNVVN chủ yếu theo phương thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức và cho vay đầu tư dự

án; còn phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chỉ mới được áp dụng đối với khách hàng cá nhân.

2.2.2.2. Về quy mô tốc độ tăng trưởng

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những biến động phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ đã gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển các DNNVV, hỗ trợ các DNNVV duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP. Hải Phòng đã chú trọng tập trung tín dụng cho các DNVVN. Quy mô cho vay DNVVN trong giai đoạn từ năm 2008 đến 31/05/2011 được thể hiện như sau:

a. Doanh số cho vay và thu nợ

Bảng 2.4: Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ DNVVN

Đơn vị : triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm2009 Năm2010 31/05/2011 So sánh 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch Tỷ lệ% Chênh lệch Tỷ lệ% I Doanh số cho vay 5.736.147 7.095.467 7.226.335 2.953.780

1 DN lớn 2.203.449 2.195.695 1.681.995 984.013 -7754 -0,35 -513.700 -23,40 2 DNVVN 3.068.777 4.445.496 4.849.944 1.757.874 1.376.719 44,86 404.448 9,10 3 Tư nhân cá thể 463.921 454.276 694.396 211.893 -9.645 -2,08 240.120 52,86 II Doanh số thu nợ 4.954.771 6.468.973 6.452.936 2.673.568 1 DN lớn 1.964.371 2.183.049 1.498.040 581.077 218.678 11,13 -685.009 -31,38 2 DNVVN 2.472.307 3.874.052 4.358.738 1.800.078 1.401.745 56,70 484.686 12,51 3 Tư nhân cá thể 518.093 411.872 596.158 292.413 -106.221 -20,50 184.286 44,74

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV. HP)

Nhằm mục tiêu đưa BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu trong cung ứng tín dụng, dịch vụ cho các DNVVN, ngày 19/11/2008, Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy định số 6366/QĐ-PTSP quy định về Chính sách khách hàng đối với DNNVV. Chính vì vậy từ năm 2008 cho đến nay, doanh số cho vay và doanh số thu nợ DNVVN liên tục tăng qua các năm. Cụ thể:

Xét về số tuyệt đối: Năm 2009, doanh số cho vay tăng mạnh, tăng 1.376.719 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010, doanh số cho vay tăng 404.448 triệu đồng so với năm 2009. Doanh số thu nợ 2009 tăng 1.401.745 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 484.686 triệu đồng so với năm 2009.

Xét về số tương đối: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2009 so với năm 2008 là 44,86%; năm 2010 so với năm 2009 là 9,1%. Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ năm 2009 so với năm 2008 là 56,7%; năm 2010 tăng so với năm 2009 là 12,51%.

Xét về tỷ trọng: doanh số cho vay DNVVN năm 2008 là 3.068.777 triệu đồng, chiếm 53,50% doanh số cho vay cả chi nhánh; năm 2009 chiếm 62,65% và năm 2010 chiếm 67,11%.

Như vậy, doanh số cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay cả Chi nhánh và có chiều hướng tăng lên cùng với cho vay tư nhân cá thể; trong khi đó doanh số cho vay doanh nghiệp lớn đang có xu hướng giảm dần. Điều này là phù hợp với mục tiêu của BIDV là phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong cả nước.

Tuy nhiên đến 31/05/2011, doanh số cho vay DNVVN mới chỉ đạt 1.757.874 triệu đồng so với cả năm 2010 là 4.849.944 triệu đồng. Điều này là do nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn chung; Chính phủ thực hiện chính sách “thắt chặt tiền tệ”, chống lạm phát; lãi suất vay vốn cao khiến cho các DNVVN khó có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng Doanh số cho vay DNVVN trong tổng Doanh số cho vay

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV. HP)

b. Dư nợ cho vay:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DNVVN

Đơn vị : triệu đồng T T Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 31/05/2011 So sánh 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % I Dư nợ 3.693.901 4.404.55 2 5.309.986 5.736.734 1 DN lớn 2.171.388 2.247.285 2.532.194 3.029.297 75.897 3,50 284.909 12,68 2 DNVVN 1.404.387 1.996.736 2.518.080 2.528.245 592.349 42,18 521.344 26,11 3 Tư nhân cá thể 118.126 160.531 259.712 179.192 42.405 35,90 99.181 61,78

Dư nợ cho vay các DNVVN cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, dư nợ tăng so với năm 2008 số tuyệt đối là 592.349 triệu đồng; số tương đối là 42,18%. Dư nợ năm 2010 tăng số tuyệt đối là 521.344 triệu đồng; số tương đối là 26,11% so với năm 2009.

Dư nợ cho vay DNVVN năm 2009 là 1.996.736 triệu đồng, chiếm 45,33% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Năm 2010, dư nợ cho vay DNVVN là 2.518.080 triệu đồng, chiếm 47,42% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Điều này là do tính lịch sử để lại. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được thành lập nhằm phục vụ mục đích chính là cung ứng tín dụng cho các Doanh nghiệp thuộc khối Nhà nước (các doanh nghiệp lớn).

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng Dư nợ cho vay DNVVN trong tổng Dư nợ cho vay

c. Số lượng khách hàng Bảng 2.6: Số lượng khách hàng DNVVN Đơn vị : khách hàng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 31/05/2011 So sánh 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % I Số lượng KH đang có dư nợ 2465 2231 2581 1425 1 DN lớn 176 225 212 98 49 27,84 -13 -5,78 2 DNVVN 238 333 299 154 95 39,92 -34 -10,21 3 Tư nhân cá thể 2051 1673 2070 1173 -378 -18,43 397 23,73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV. HP)

Số lượng khách hàng trên Bảng 2.6 là số lượng khách hàng đang có dư nợ tại Chi nhánh tại thời điểm 31/12 và thời điểm 31/05. Qua Biểu đồ 2.7 ta có thể thấy số lượng DNVVN có dư nợ tại Chi nhánh còn khiêm tốn. Số lượng khách hàng là DNVVN năm 2010 giảm 34 đơn vị so với năm 2009 ~ giảm 10,21%. Đến 31/05/2011, số khách hàng là DNVVN có dư nợ là 154 đơn vị, giảm 145 đơn vị so với năm 2010. Điều này một phần là do có nhiều khách hàng vay vốn trung dài hạn đến hạn tất toán nên hết dư nợ.

Biểu đồ 2.7: Số lượng khách hàng có dư nợ tại Chi nhánh

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV. HP)

2.2.2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN

f. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Đa dạng hóa các hình thức tín dụng theo ngành kinh tế là một trong những vấn đề được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TP. Hải Phòng đặc biệt quan tâm và chú trọng. Vì trước đây theo sự chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng chủ yếu tập trung cho vay đầu tư và phát triển. Do đó đối tượng khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp, các khách hàng vay vốn để đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư các dự án trung dài hạn. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro cao, mang tính hệ thống và không thể lường hết được hậu quả khi một ngân hàng chủ yếu cho một nhóm khách hàng hoạt động trong cùng một lĩnh vực vay vốn. Và thực tế đã được khẳng định qua việc hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp gặp phải khó khăn trong giai đoạn 2002 - 2005 do sự thắt chặt quản lý của Nhà nước trong

quản lý xây dựng cơ bản.

Mặt khác, trong thời gian gần đây, các lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải,… đã chứng tỏ được vai trò và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, qua đó từng bước thể hiện họ là nhóm khách hàng tiềm năng đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Chi nhánh TP. Hải Phòng đã không ngừng đổi mới và đa dạng hoá các đối tượng khách hàng cũng như các lĩnh vực cho vay, nên bước đầu đã có những chuyển biến mang tính tích cực.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ DNVVN theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Ngành nghề Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 31/05/2011

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ DNVVN 1.404.387 100 1.996.736 100 2.518.08 0 100 2.528.24 5 100 Xây lắp 374.07 6 26,6 4 353.67 1 17,7 1 636.088 25,26 699.824 27,68 Cơ khí 158.478 11,2 8 68.495 3,43 199.995 7,94 206.102 8,15 Thương mại & dịch vụ 607.554 43,2 6 838.17 8 41,9 8 703.437 27,94 625.360 24,73 Xuất nhập khẩu 169.968 12,1 0 167.368 8,38 347.324 13,7 9 333.804 13,20 Viễn thông - - 32.298 1,28 27.228 1,08

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tp. hải phòng (Trang 62 - 113)