Bảng 2.7. Hệ số khảnăng thanh toán của công ty năm 2015

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 63 - 74)

đảm bảo được nguyên tắc tài trợ, giúp ổn định tình hình tài chính của cơng ty trong năm.

Tình hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của cơng ty tại hai thời điểm đầu và cuối năm 2015 được biểu hiện như sau:

Đầu năm 2015 TSNH 1.444.377 trđ (57,06%) Nợ ngắn hạn 1.079.788 trđ (42,66%) NVTT (42,66%) NVLĐTX Nợ dài hạn 23.377 trđ (0,92%) NVTX (57,34%) VCSH 1.428.019 trđ (56,42%) TSDH 1.086.767 trđ (42,94%)

Cuối năm 2015 TSNH 1.819.955 trđ (57,03%) Nợ ngắn hạn 1.430.850 trđ (44,84%) NVTT (44,84%) NVLĐTX Nợ dài hạn 78.511 trđ (2,46%) NVTX (55,16%) VCSH 1.681.778 trđ (52,70%) TSDH 1.371.185 trđ (42,97%)

Hình 2.3. Mơ hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của cơng ty năm 2015

Từ hình 2.4 ta thấy, ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015, TSNH đều lớn hơn TSDH và TSNH đều được tài trợ bởi toàn bộ nguồn vốn tạm thời và một phần nguồn vốn thường xun, cịn TSDH thì được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn thường xun. Việc lựa chọn mơ hình tài trợ này được giải thích là do nó mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính cho cơng ty, cơng ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính trong kinh doanh.

Đáp ứng lại sự gia tăng của TSNH thì nguồn vốn tạm thời cũng tăng lên. Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời của công ty có xu hướng tăng đồng nghĩa với việc TSNH của cơng ty đang ngày càng được tài trợ bởi ít nguồn vốn thường xuyên hơn. Với xu hướng tài trợ này sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của cơng ty giảm nhưng lại mang làm giảm tính ổn định trong việc tài trợ TSNH vì nguồn vốn tạm thời của các doanh nghiệp thường khơng có tính ổn định lâu dài, phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng từ các đối tượng khác.

Trong năm 2015, công ty tiếp tục đầu tư vào TSCĐ do, nhưng nguồn VLĐ thường xuyên cần thiết (nợ dài hạn và VCSH) của công ty sau khi đã đầu tư vào TSNH – tài sản đang chiếm tỷ trọng cao hơn và có xu hướng gia tăng. Lựa chọn mơ hình tài trợ như vậy phù hợp với đặc điểm ngành nghề công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại.

2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty

Để kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải phân bổ vốn theo một cơ cấu nhất định. Việc phân bổ VLĐ có hợp lý hay khơng thể hiện cách thức quản trị VLĐ của lãnh đạo cơng ty. Vì thế, để đánh giá công tác quản trị VLĐ, ta cần đi vào phân tích cơ cấu VLĐ của cơng ty.

Cơng ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp và dân dụng ở thị trường trong nước và quốc tế, nên VLĐ của công ty được sử dụng trong khâu sản xuất và khâu lưu thơng. Vì thế, kết cấu VLĐ của cơng ty được phân bổ theo hình thái và tính thanh khoản.

BẢNG 2.4. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2015

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền Tỷ lệ TT

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

231.911 12,74% 47.936 3,32% 183.975 383,79% 9,42%

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 893.975 49,12% 735.108 50,89% 158.867 21,61% -1,77%

III. Hàng tồn kho 693.030 38,08% 649.391 44,96% 43.639 6,72% -6,88%

IV. Tài sản ngắn hạn khác 1.039 0,06% 11.943 0,83% -10.904 -91,30% -0,77%

Vốn lưu động 1.819.955 1.444.37

8

375.577 26,00%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2015)

12.74% 49.12% 38.08% 0.06% 31/12/2015 3.32% 50.89% 44.96% 0.83% 31/12/2014 I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn

III. Hàng tồn kho IV. Tài sản ngắn hạn khác

tăng 375.577 trđ (tương ứng 26%) so với đầu năm 2015. Để xem xét sự gia tăng này có thực sự hợp lý hay khơng ta đi vào xem xét các khoản cụ thể:

Các khoản phải thu ngắn hạn là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu VLĐ ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015. Sự tăng lên về quy mô của VLĐ một phần chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn. Đây là khoản làm phát sinh chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ bị thiếu (do vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng). Mặt khác đến cuối năm 2015 thì chỉ tiêu này tăng so với đầu năm, kết hợp với sự gia tăng doanh thu bán hàng trong năm 2015 so với năm 2014,có thể thấy chính sách quản lý các khoản phải thu của công ty chưa phát huy hiệu. Ngoài ra, số tiền phải thu vẫn rất lớn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu cơng ty khơng có những chính sách quản lý khoản phải thu đúng đắn và kịp thời.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong kết cấu VLĐ là hàng tồn kho. Khoản tăng trên chủ yếu là do sự gia tăng số lượng hàng hóa sản xuất ra lớn hơn lượng hàng hóa tiêu thụ được. Doanh nghiệp cần có chính sách quản lý hàng tồn kho phù hợp để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa.

Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động khá lớn. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm quy mô VLĐ tăng lên. Cụ thể chỉ tiêu này cuối năm 2015 so với đầu năm tăng hơn 183 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 383,79%. Khoản tăng trên chủ yếu là do công ty tăng cường dự trữ tiền mặt để tăng khả năng thanh khoản.

Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng thấp và có sự biến động khơng đáng kể.

Từ những nhận xét khái quátở trên thì trong năm 2015 kết cấu VLĐ của cơng ty khơng có sự thay đổi lớn, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khác vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng VLĐ của công ty. Việc phân bổ VLĐ như vậy phù hợp với đặc điểm của các ngành nghề kinh doanh của công ty.

2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của cơng ty

2.2.4.1. Tình hình quản lý thu, chi bằng tiền của cơng ty

Thời gian gần đây, hình thức thanh tốn qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Sự phát triển cũng như tính an tồn tiện lợi của hình thức thanh tốn này đã khiến cho nó trở thành hình thức thanh tốn chủ yếu được cơng ty lựa chọn để trả tiền lương, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp và các hoạt động thanh toán khác qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Khách hàng của công ty chủ yếu đặt những đơn hàng có giá trị lớn nên hầu hết đều thanh tốn qua tài khoản ngân hàng. Do đó lượng tiền mặt tồn quỹ không nhiều, chỉ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu với giá trị nhỏ.

Trong suốt quá trình hoạt động cho đến nay, công ty đã mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng: Viettinbank, Vietcombank, Sacombank, BIDV, Á Châu, Eximbank… Việc cùng lúc mở tài khoản ở nhiều ngân hàng giúp công ty thực hiện tốt việc quản lý vốn bằng tiền, đảm bảo tính nhanh gọn trong việc thực hiện các giao dịch, tránh bị lệ thuộc vào một ngân hàng duy nhất nào đó.

Hàng ngày kế tốn ngân hàng theo dõi và cập nhật những biến động ở số dư tài khoản tiền gửi. Khi phát sinh các nghiệp vụ chuyển tiền qua tài khoản, ngân hàng sẽ gửi trang “sổ kế tốn chi tiết” cho cơng ty. Kế tốn sẽ tiến hành phân loại, kiểm tra đối chiếu số phát sinh trên các chứng từ gốcvới các trang số liệu trên trang sổ kế toán chi tiết của ngân hàng để kịp thời phát hiện các

pháp giải quyết. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết của ngân hàng và chứng từ gốc đi kèm, kế toán tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ ghi sổ.

Công ty đã xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu – chi, đặc biệt là các khoản thu – chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của công ty để mưu lợi cá nhân. Công ty quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, theo đó xác định rõ các đối tượng, các trường hợp và mức độ được tạm ứng tiền mặt, thời hạn được tạm ứng, đồng thời quyết toán các khoản tạm ứng đúng thời hạn. Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải thông qua quỹ, không được chi tiêu ngồi quỹ và phải có phiếu thu, phiếu chi đầy đủ.

Tuy nhiên, công ty chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt tồn quỹ cụ thể cũng như chưa có một kế hoạch thanh tốn và thu hồi tiền cơng nợ thống nhất nên dẫn tới tình trạng sốtiền mặt tại quỹcủa công ty không ổn định. Điều này đơi khi gây khó khăn cho cơng ty trong việc chi tiêu tiền mặt phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

BẢNG 2.5. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 (2) 31/12/2015 (1) Chênh lệch giữa (1) và (2)

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%) Tiền mặt 203 0,21 491 1,73 29 0,06 71 0,06 42 144,83 -0,03

Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn 17.170 17,63 12.868 45,38 15.407 32,14 221.840 95,66 206.433 1339,86 63,52 Các khoản tương đương tiền 80.000 82,16 15.000 52,89 32.500 67,80 10.000 4,31 -22.500 -69,23 -63,49 Cộng 97.373 100 28.359 100 47.936 100 231.911 100 183.975 383,79

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính từ 2013-2015)

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Các khoản tương đương tiền Tiền gửi ngân hàng khơng kỳ hạn Tiền mặt

Hình 2.5. Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các nămCăn cứ vào số liệu của

bảng 2.5 và hình 2.6 ta thấy, các thời điểm cuối năm 2012 – 2015, quy mơ vốn bằng tiền của cơng ty có sự biến động tăng giảm thất thường. Tuy nhiên về kết cấu thì khơng thay đổi nhiều, tiền gửi ngân hàng ln chiếm tỷ trọng rất cao trong vốn bằng tiền và có xu hướng giảm về tỷ trọng qua các năm.

Vốn bằng tiền của cơng ty cuối năm 2015 có sự thay đổi cả về quy mô và kết cấu so với đầu năm 2015:

- Về quy mô: Vốn bằng tiền cuối năm 2015 tăng 183.975 triệu đồng (tương ứng tăng 383,79%) so với đầu năm, chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng.

- Về kết cấu: Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trước hết, nó phù hợp với thực tế hiện nay hầu hết các giao dịch bn bán lớn trên thị trường nói chung đều qua các ngân hàng, công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cũng không ngoại lệ. Trong năm 2015, tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng cả về quy mơ và tỷ trọng.

Việc tập trung vốn bằng tiền vào tiền gửi ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty:

- Thứ nhất, sử dụng thanh tốn qua ngân hàng khơng những giúp công ty đảm bảo khả năng thanh tốn mà cịn giúp cơng ty tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hơn nữa công ty lại thu được một khoản lãi từ khoản tiền gửi này.

- Thứ hai, việc thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay rất phổ biến, giúp công ty khắc phục được những hạn chế của việc dự trữ tiền mặt q lớn - đó là chi phí sử dụng vốn cao do tình trạng vốn tạm thời nhàn rỗi khơng sinh lời làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Thứ ba, sử dụng thanh tốn qua ngân hàng giúp cơng ty thực hiện giao dịch nhanh chóng, an tồn, giảm thiểu thời gian và thủ tục, nhất là các giao

dịch với đối tác nước ngoài là nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của công ty.

Công ty cần biết tận dụng những lợi ích trên để sử dụng hiệu quả tiền gửi ngân hàng trong tài khoản.

2.2.4.2. Tình hình diễn biến dịng tiền của cơng ty

Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một thời kỳ nhất định từ cá hoạt động của một doanh nghiệp. Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, dịng tiền và lợi nhuận kế tốn là hai khái niệm hồn tồn khác nhau. Thơng thường, dịng tiền dùng để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp và do vậy nó xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong khi lợi nhuận kế toán lại được sử dụng để đánh giá các khả năng sinh lời.

Qua Bảng 2.6 và Hình 2.7 ta thấy: Dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm, đến năm 2015 tích lũy được giá trị là 169.335 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 307.770 triệu đồng (tăng 222,32%). Dòng tiền từ hoạt động đầu tư thay đổi qua các năm, đến năm 2015 có giá trị âm 177.066 triệu đồng, tăng so với năm 2014 hơn 97.032 triệu đồng (tăng 35,40%). Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính lại thay đổi qua các năm, đến năm 2015 tích lũy được giá trị hơn 191.706 triệu đồng, giảm so với năm 2014 hơn 240.440 triệu đồng (giảm 55,63%). Mặc dù dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính khá lớn có thể bù đắp được lượng tiền ra từ hoạt động đầu tư dẫn đến dịng tiền thuần năm 2015 có giá trị dương 183.975 triệu đồng.

Nguyên nhân của sự biến động của dòng tiền thuần như trên là do trong năm 2015, cơng ty đã thay đổi nhiều chính sách liên quan đến các hoạt động bán hàng và hoạt động tài trợ.

BẢNG 2.6. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

(2) Năm 2015 (1) Chênh lệch giữa (2) và (1) Số tiền Tỷ lệ (%)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 412.865 396.794 - 138.435 169.335 307.770 -222,32%

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -210.833 - 323.956 - 274.098 - 177.066 97.032 -35,40%

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - 154.113 - 141.853 432.110 191.706 - 240.404 -55,63%

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 47.919 - 69.015 19.577 183.975 164.398 839,75%

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 49.455 97.373 28.359 47.936 19.577 69,03%

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 97.373 28.359 47.936 231.911 183.975 383,79%

(Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ các năm 2013-2015)

2012 2013 2014 2015 (500,000) (400,000) (300,000) (200,000) (100,000) - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

xem xét một số chỉ tiêu về khả năng thanh tốn của cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)