Tìm hiểu về cách thiết kế nhãn của một số sản phẩm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VIỆC THIẾC KẾ NHÃN CHO HÀNG HÓA SẢN PHẨM (Trang 27 - 30)

Sản phẩm bia Heineken

Ngày xưa khi nhắc đến bia thì người ta sẽ nhớ đến những tầng lớp thượng lưu, và chỉ có những tầng lớp này mới được thưởng thức được tinh hoa của tạo hóa, nhưng ngày nay bia lại được sử dụng khá rộng rãi không chỉ ở nam giới mà còn cả ở nữ giới, những người sành bia mới hiểu được sự khác biệt giữa những nhãn hiệu đang có mặt trên thị trường: từ vị đắng của hoa bia xuất phát từ những vũng miền khác nhau, vị ngọt của mạch nha, cái chất đạm đà của men bia, cái vị tê đầu lưỡi khi nhấp môi đến cái hậu vị sau khi nuốt vào, trong đó phải nhắc đến Heineken nhãn hiệu bia số 1 tại việt nam và trên tồn thế giới.

Hình 2.3 Nhãn hiệu của bia Heineken

+ Đối tượng sử dụng: do đây là thức uống có cồn nên đối tượng khách hàng

chủ yếu là người trên 18 tuổi.

+ Màu sắc: nói đến Heineken chúng ta nhớ đến chai xanh lá cây cao thon quen thuộc với người tiêu dùng, tạo cảm giác mát lạnh cho người tiêu dùng và tạo nên cảm giác khát cho những người hay sử dụng bia, cách phối màu thông minh sử dụng gam màu trắng, xanh, đen, và đỏ trên nhãn, những màu này tương phản nhau khơng làm chìm bất kỳ một thơng tin nào trên nhãn mà nhà

sản xuất muốn gửi đến người tiêu dùng.

+ Kích thước chữ: khơng q lớn, nằm ngang, giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận dạng thương hiệu Heineken, tạo điểm nhấn mạnh cho thương hiệu và cảm giác quen thuộc đến người tiêu dùng. Bố cục sắp xắp sếp của chữ bắt mắt, cô đọng tao nên sự đồng nhất.

Nước ngọt Coca-Cola

Ngày nay, khi nhắc đến nước ngọt, nước có ga, nước giải khát, chúng ta chắc chắn không thể bỏ quên cái tên Coca-Cola. Là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong về marketing hiện đại, Coca Cola đã, đang và tiếp tục thể hiện được hình ảnh của một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh hàng đầu thế giới. Đằng sau sự thành cơng của thương hiệu này có sự đóng góp khơng nhỏ của yếu tố bao bì. Cách thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, tinh tế và mang nhiều ý nghĩa đã dần trở thành một trong những chiến lược marketing và kinh doanh thành cơng của thương hiệu này.

Hình 2.4 Nhãn hiệu của Coca Cola

Ý nghĩa tên thương hiệu Coca-Cola

Coca-Cola xuất phát từ hai thành phần chính của thứ nước uống này là cocain và lá cây Kola. Cây Kola chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Trong lá Kola có chứa thành phần là cocain và caffein giúp tăng sự sảng khoải, giảm mệt mỏi, giảm đau đầu. Sau đó chữ “K” được thay bằng chữ “C” chỉ với mục đích tạo ra sự lặp lại và dễ nhớ hơn. Cái tên Coca-Cola ra đời là như vậy.

Mặc dù hai thành phần chính hãng đã cơng bố nhưng tỷ lệ, công thức ra sao hiện vẫn được xem là một bí mật thương mại. Ngay cả khi công thức được nhiều nghiên cứu, thử nghiệm thì cơng thức chính vẫn như một ẩn số.

Hình 2.5 Sự thay đổi logo coca-cola qua các năm

Coca-Cola logo được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng của tuổi trẻ Mỹ.

Dù thay đổi nhiều phiên bản logo nhưng các thiết kế vẫn mang những biểu tượng cốt lõi, dễ dàng nhận diện.

Với 12 lần thay đổi logo, 12 phiên bản Coca-Cola logo khác nhau, yếu tố chính của thiết kế vẫn là sự uốn lượn của font chữ.

Coca-Cola logo giai đoạn 1886-1940 sử dụng gam màu đen chủ đạo, Đó là

màu của nước giải khát siro Coca-Cola.

Thiết kế Coca-Cola logo nhấn vào 2 chữ C uốn lượn, uyển chuyển tựa như

dòng nước mềm mại. Font chữ trong thiết kế như chữ viết tay gần gũi, quen thuộc.

Coca-Cola logo giai đoạn 1950 trở đi chuyển từ màu đen sang màu chữ trắng

trên nền đỏ. Hai gam màu đỏ, trắng kết hợp mang đến sự vui tươi, sảng khoái. Màu đỏ thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết trong khi màu trắng thể hiện sự quyến rũ. Hai gam màu tương phản tạo sự nổi bật.

Tổng thể Coca-Cola logo khá đơn giản với font chữ uốn lượn, nhưng lại rực rỡ thu hút với màu sắc và kích thích vị giác.

Thương hiệu nước giải khát Coca-Cola là thương hiệu bán chạy hàng đầu thế giới. Hãng có mặt trên hơn 200 nước trên thế giới và khá thành công cho tới hiện tại. Mặc dù theo như một số chuyên gia marketing, Coca-Cola logo là một sự thất bại, nhưng bù lại sản phẩm “cực đã” và cách xây dựng thương hiệu đã mang đến thành công cho hãng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VIỆC THIẾC KẾ NHÃN CHO HÀNG HÓA SẢN PHẨM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w