Lần đầu tiên, những con tàu 750 tấn được trang bị cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Những phương tiện mới, hiện đại được tăng cường để tuần tra, kiểm soát nguồn lợi hải sản ở các vùng biển; khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta; sát cánh cùng ngư dân mỗi khi họ ra khơi.
Theo đề án tăng cường khả năng kiểm soát nguồn lợi hải sản, thực thi pháp luật trên biển của nước ta, thời gian tới, lực lượng kiểm ngư sẽ được tăng cường đội tàu 8 chiếc, trọng tải 750 tấn với nhiều tính năng hiện đại.
Trung tá Nguyễn Hải Tùng - Trưởng phịng Thiết kế cơng nghiệp Nhà máy X51, đơn vị đóng một trong những con tàu đầu tiên của lô tàu phục vụ lực lượng kiểm ngư này cho biết: “Tàu dài 56m, rộng 8,2m, lượng chiếm nước toàn tải 770 tấn, tốc độ tối đa 18 hải lý mỗi giờ”. Tàu có 2 máy chính do Nhật Bản sản xuất và được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm cùng các thiết bị cứu hộ hàng hải, thông tin đồng bộ hiện đại khác nhằm đảm bảo cho tàu chạy 60 ngày đêm liên tục trên biển, tương đương với phạm vi hoạt động 5.000 hải lý.
Đây là tàu thực thi pháp luật trên biển của kiểm ngư Việt Nam, có nhiệm vụ tuần tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam; tham gia bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; hỗ trợ cung ứng vận tải nhiên liệu cho ngư dân khai thác hải sản xa bờ; tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Là thuyền trưởng đầu tiên của tàu kiểm ngư KN263, chi đội kiểm ngư số 2 hiện đang đóng tại Vũng Tàu, thuyền trưởng Nguyễn Duy Luân cho biết: “Khi được tham gia vào công tác nghiệm thu huấn luyện tàu mới, tâm lý anh em trên tàu vô cùng phấn khởi, luôn ý thức đây là vinh dự, là trọng trách lớn được Đảng và Nhà nước giao quản lý, sử dụng một tài sản lớn trong công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản và khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước”. Tàu KN 263 được chạy thử nhiều chuyến trên biển an toàn tuyệt đối, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật đề ra nên từ thuyền trưởng đến các nhân viên rất háo hức, tràn đầy quyết tâm cho chuyến đi biển đầu tiên của tàu mình trên một con tàu mới.
Khi biết tin lực lượng kiểm ngư được tăng cường thêm một lô tàu mới, ngư dân khắp cả nước rất mừng, nhất là ở những ngư trường như Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngư dân Nguyễn Văn Nghiệp, chủ tàu QNa5063 (huyện núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Gia đình tơi có hai tàu cá đánh bắt xa bờ, thường xuyên hoạt động ở ngư trường Hồng Sa. Cách đây 2 năm, ngư dân chúng tơi được lực lượng kiểm ngư trực tiếp bảo vệ khi xảy ra sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc. Do vậy, khi biết thơng tin kiểm ngư có thêm những chiếc tàu mới, chúng tôi mừng lắm”.
Trước đây đi biển, ngư dân ít gặp sự ngăn cản của tàu nước ngoài khi tham gia đánh cá trên ngư trường truyền thống Hồng Sa, tình hình “Biển Đơng nóng lên” đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc đánh bắt của ngư dân. Nhiều khi bị tàu nước ngồi vơ cớ xua đuổi, anh em bạn tàu, bạn lưới khơng ăn khơng ngủ được vì phải canh chừng.
Nhiều trường hợp bị tàu nước ngồi tấn cơng cướp bóc, đánh đập, đâm hỏng cả tàu cá, khi ra khơi, ngư dân lo lắng sợ tài sản, tính mạng của mình bị đe dọa. Việc Nhà nước xây dựng lực lượng kiểm ngư, tăng cường sự hiện diện cùng ngư dân trên các vùng biển, trên những ngư trường truyền thống của nước ta, tạo niềm tin vững chắc cho ngư dân khi đánh bắt được bảo vệ bởi lực lượng kiểm ngư.
Thuyền trưởng tàu QNg 06852 Nguyễn Văn Neo (quê Bình Sơn, Quảng Ngãi) gần 30 năm đánh cá trên ngư trường Hồng Sa cho biết: “Tàu nước ngồi cơng suất lớn, chịu được sóng to luôn tiến rất sâu vào trong vùng lãnh hải nước ta để đánh bắt hải sản như: Lưới vây lưới rút, pha, xúc, có thể nói là tận diệt. Nếu khơng có lực lượng kiểm ngư làm nhiệm vụ chấp pháp, nguồn lợi hải sản của nước ta bị đánh cắp là điều đương nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến thu hoạch của bà con ngư dân rất nhiều”. (Dân Việt 9/9, Gia Tưởng) đầu trang
Trao 50.000 phần quà cho ngư dân miền Trung
Công ty Unilever Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng chuyến xe “Thương về miền Trung” đã đi đến thị xã cuối cùng trong hành trình tình thương xuyên 4 tình: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng
Khởi động từ ngày 27/7, hành trình “Thương về miền Trung” đã chính thức khép lại sau hơn một tháng triển khai các hoạt động phát quà trên 80 xã và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay đóng góp để gửi tặng 50.000 phần quà nhu yếu phẩm đến gia đình người dân ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế với sự đồng hành của nhiều nghệ sỹ.
Kết thúc chương trình, Unilever cùng các đơn vị phối hợp tổ chức vẫn hy vọng rằng sẽ có nhiều chương trình vì cộng đồng thiết thực hơn sẽ đến với bà con ngư dân miền Trung, và tồn thể các bà con khó khăn trong cả nước.
“Thương về miền Trung” là chương trình được phối hợp thực hiện bởi Unilever Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam và Bộ NNPTNT nhằm quyên góp 50.000 phần quà nhu yếu phẩm bao gồm gạo, các sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình với tổng giá trị 7,5 tỉ đồng cho người dân ven biển miền Trung.
Unilever Việt Nam cũng mong muốn kết nối và kêu gọi người dân trên cả nước cùng đồng hành, chung tay và san sẻ với bà con miền Trung thơng qua hình thức: với mỗi sản phẩm của Unilever trên 30.000 đồng được bán ra, Unilever cam kết sẽ đóng góp thêm 10.000 đồng qun góp cho hành trình “Thương về miền Trung”. (Tạp Chí Doanh Nghiệp Và Thương Mại 8/9, T.T) đầu trang
Quảng Nam: Hỗ trợ ngư dân
Trạm bờ và máy thơng tin liên lạc sử dụng sóng HF tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh GPS bố trí ở Chi cục Thủy sản Quảng Nam ln trong tình trạng mở để kết nối, nhận tin nhắn gửi về từ tàu cá của ngư dân trên địa bàn tỉnh đang hoạt động ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, qua đó khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm bám biển.
Ngày 13.7.2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 48/2010/QĐ-TTg (Quyết định 48) ban hành các chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân ổn định sản xuất trên các vùng biển xa của Tổ quốc. Đến ngày 14.3.2011, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC hướng dẫn các tỉnh, thành trên toàn quốc triển khai cơ chế hỗ trợ trên. Từ cơ sở đó, ngày 14.9.2011, UBND tỉnh có Cơng văn số 3351/UBND-KTN chỉ đạo Sở NN&PTNT chọn, lắp đặt thiết bị trạm bờ và máy thông tin liên lạc sử dụng sóng HF tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh GPS để tiếp nhận tin nhắn ngư dân gửi về khi đang sản xuất trên các vùng biển xa, qua đó triển khai các chính sách hỗ trợ cho ngư dân.
Tháng 10.2011, Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam (nay là Chi cục Thủy sản) thuộc Sở NN&PTNT đã liên hệ, ký hợp đồng với Công ty CP Thiết bị hàng hải Mecom (TP.Hồ Chí Minh) tiến hành xây dựng, lắp đặt, vận hành trạm bờ và máy thơng tin liên lạc sử dụng sóng HF tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh GPS.
Sau khi vận hành ổn định, ngành thủy sản Quảng Nam đã thông báo, hướng dẫn các chủ tàu cá khai thác hải sản xa bờ của tỉnh thực hiện lắp đặt máy thông tin liên lạc VX- 1700 tương thích, đồng bộ với trạm bờ. Sau đó, các chủ tàu được ngành thủy sản hướng dẫn cài đặt tần số làm việc và mã số nhận dạng (số ID) của trạm bờ để các chủ tàu cá nhắn tin báo cáo vị trí hoạt động của phương tiện trên các vùng biển xa. Đó là cơ sở đầu tiên cần có để ngư dân nhận các hỗ trợ của Chính phủ khi sản xuất xa bờ. Ơng Ngơ Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, đến nay, tồn tỉnh có 300 tàu cá đã lắp đặt hoàn thiện máy VX-1700. Đến cuối tháng 8.2016, trạm bờ đã nhận được tổng cộng là 164.000 tin nhắn, qua đó hỗ trợ 208 tỷ đồng, giúp ngư dân sản xuất hiệu quả hơn trên ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Cụ thể, ngư dân được hỗ trợ nhiên liệu với tổng kinh phí hơn 198,6 tỷ đồng cho 4 chuyến biển trong 1 năm đánh bắt hải sản xa bờ, mức cao nhất là 100 triệu đồng/chuyến biển của tàu có cơng suất 700CV trở lên.
Cùng với hỗ trợ nhiên liệu, các chủ tàu cá còn được nhận hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên với tổng kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng và hỗ trợ kinh phí mua máy thơng tin liên lạc sử dụng sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh GPS hơn 7,3 tỷ đồng.
Mới đây, tại buổi làm việc với Chi cục Thủy sản Quảng Nam, đồn cơng tác của UBND tỉnh đã đến tham quan trạm bờ, lắng nghe chia sẻ, tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ quản lý trạm này. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh: “Trong bất kỳ hồn cảnh, tình thế nào, cán bộ Chi cục Thủy sản Quảng Nam cũng phải để chế độ mở để trạm bờ nhận các liên lạc của ngư dân từ các vùng biển xa để khẩn trương hỗ trợ thiết thực.
Đó khơng chỉ là tư thế làm việc nghiêm túc mà còn thể hiện tinh thần đồng hành với ngư dân, chia sẻ những khó khăn của họ trong q trình bám biển đi đơi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của đất nước”. (Báo Quảng Nam 8/9, Việt Quang) đầu trang
XÃ HỘI