CHƯƠNG III KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 27 - 30)

KẾT LUẬN

Ý nghĩa của sáng kiến: Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh

sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức- Trí – Thể- Mỹ- Lao cụ thể đó là:

+ Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất cơng dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng.

+ Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, có đầu óc, thoải mái, sảng khối.

+ Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lịng u thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người.

+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hiểu được cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ đó trẻ biết yêu cái đẹp, biết hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.

+ Đối với giáo dục lao động: Qua việc cho trẻ làm quen với MTXQ sẽ hình thành và rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng lao động đơn giản.

Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến: Qua sáng kiến giúp giáo viên nâng cao hiểu biết tấm quan trọng của

viêc cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thơng qua hoạt động thực tiễn từ đó giáo viên nâng cao năng lực sư phạm, nắm chắc chuyên môn và tận dụng mọi điều kiện sự vật hiện tượng, vật thật xung quanh có hiệu quả giúp trẻ 5 -6 tuổi khám phá môi trường xung quanh.

Nâng cao hiệu quả và chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi khám phá MTXQ bằng vật thật thơng qua các hoạt động thực tiễn. Từ đó giúp trẻ hứng thú, tích cực tham

gia trải nghiệm hoạt động chủ động, tích cực góp phần phát triển tư duy trực quan, quan sát và các giác quan hiệu quả nhất.

Bài học kinh nghiệm

- Đảm bảo về cơ sở vật chất:

Đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn, ghế, bảng, tranh, mơ hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động.

Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tị mị lịng ham hiểu biết của trẻ, tơi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh động.

Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với ban giám hiệunhà trường trang bị thêm thiết bị,đồ dùng dạy học như: Bảng,tranh ảnh, lơtơ, ngồi ra cịn cung cấp thêm các công nghệ như máy tính, máy chiếu để phục vụ tốt cho các hoạt động khám phá, với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ. Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả ,... Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ .

Với chính bản thân mình tơi tận dụng những ngun vật liệu có sẵn ở địa phương như: vải vụn, cọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ xung ra đồ chơi của trẻ.

Được nhà trường cấp cho tranh dạy khám phá khoa học, lô tô các loại...Ngồi ra tơi cịn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh, các con vật,cây cỏ, hoa lá ... Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp xử dụng trong việc cho trẻ làm quen với MTXQ. Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... Vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi .

Tơi tận dụng bìa cát tơng có dây dạt thật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh, có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay.

Tơi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá , hoặccác sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, cơ và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về khám phá khoa học.

Tôi sưu tầm những bài thơ về mơi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngơn ngữ từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển.

Với những đồ dùng, đồ chơi đợc phát và tự làm khi tôi đưavào sử dụng trong tiết dạy khám phá khám phá khoa học tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả ... Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn.

- Đảm bảo về con người: Trình độ chuyên môn đạt chuẩn và luôn học tập, bồi dưỡng tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.Yêu nghề mến trẻ và được sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh và của ban giám hiệu trường mầm non Họa Mi.

Nắm vững mục tiêu cũng như phương pháp giảng dạy của môn học. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm nhận thức của từng lứa tuổi để từ đó xây dựng được những giáo án mang tính sáng tạo phù hợp vớí lứa tuổi.

- Ngồi ra cơ giáo phải đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trị chơi áp dụng trong và ngồi tiết học. Bởi chúng ta đều hiểu rằng đối với trẻ nhất là trẻ mầm non thì “chơi mà học’’là đặc điểm chủ đạo. Chơi là con đường cung cấp những tri thức mới,những khái niệm mới đến với trẻ một cách gần nhất, hiệu quả nhất.

Đề xuất đối với các cấp quản lý: Từ thực tế chăm sóc giảng dạy trẻ,

đồng thời thơng qua sáng kiến “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh” tơi thấy các cháu hứng thú, tích cực tham gia vào giờ học trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải

mái, trẻ khắc sâu, ghi nhớ kiến thức mà vẫn hứng thú hào hứng khao khát tham gia được học, các giờ học đạt kết quả cao.

Để các giờ học đạt kết quả trên giáo viên đã nỗ lực cố gắng rất nhiều, cô giáo phải suy nghĩ, sáng tạo làm một số đồ chơi phục vụ cho tiết học mất nhiều thời gian. Song đồ dùng đồ chơi do cơ tự làm chỉ mang tính chất tạm thời rất dễ hỏng. Vậy việc chăm sóc - giảng dạy nói chung và mơn học làm quen với chữ cái nói riêng được nâng cao chất lượng đạt kết quả tốt, tạo được hứng thú say mê của trẻ đến với mơn học, khơng chỉ có sự cố gắng của giáo viên mà cần phải sự phối hợp, quan tâm hỗ trợ của các cấp, ban ngành, đồn thể ... Vì vậy tơi mạnh dạn có một vài đề nghị sau:

* Về phía nhà trường:

- Trang cấp, hỗ trợ cho nhà trường đồ dùng, đồ chơi phục vụ các tiết học theo chủ đề.

- Trang cấp máy vi tính cho các lớp học để thuận tiện cho cơ và trẻ thực hành trên máy và chơi trò chơi Kissmart.

- Mở chuyên đề môn làm quen môi trường xung quanh để giáo viên được tham dự và học tập.

- Thường xuyên dự giờ và rút kinh nghiệm các giờ dạy cho giáo viên. - Tạo điều kiện cho chị em giáo viên đi dự giờ học tập các tiết chuyên đề do sở, phịng giáo dục mở.

* Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngành học. - Hiểu và nắm được tầm quan trọng của môn học.

- Có sự ủng hộ, đóng góp kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng.

Họa Mi, ngày 15 tháng 05 năm 2018

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỞNG Người viết sáng kiến

Một phần của tài liệu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w