Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS2005 về bảo lãnh

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 29 - 32)

- Những điểm mới giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bão lãnh.

Thứ nhất, về hình thức bảo lãnh. BLDS 2015 khơng quy định về hình thức bảo

lãnh. Trong khi đó, Điều 362 BLDS 2005 quy định bắt buộc việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

Thứ hai, điểm mới về phạm vi bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một

phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, BLDS 2015 có mở rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả” so với quy định chỉ có “tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác” ở BLDS 2005. Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định thêm việc các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Thứ ba, về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh. Điều 340 BLDS 2015 quy định rằng,

trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. So với quy định bên bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại Điều 367 BLDS 2005.

25

Thứ tư, về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Điều 368 BLDS 2005 quy định

rằng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, thì mặc dù bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, nhưng bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Thứ năm, về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Tại Điều 342 BLDS 2015 có

quy định: “1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. 2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Thứ sáu, về việc hủy bỏ việc bảo lãnh. BLDS 2005 tại Điều 370 có quy định: Việc

bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, BLDS 2015 khơng có điều khoản quy định việc hủy bỏ việc bảo lãnh.

Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Theo đơn kiện, ngày 26/9/2006, nguyên đơn là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - chi nhánh Đồng Nai, ký Hợp đồng tín dụng cho bị đơn là bà Đỗ Thị Tỉnh, chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân vay 900.000.000 đồng; với tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng 20.408m2 đất do vợ chồng ông Miễn và bà Cà đem thế chấp cho Quỹ tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của chủ doanh nghiệp là bà Tỉnh. Sau khi vay tiền, chủ Doanh nghiệp Đại Lộc Tân là bà Tỉnh chỉ mới trả được 270.000.000 đồng tiền gốc. Được biết, vợ chồng ơng Miễn và bà Cà vì muốn vay được tiền để cứu chữa cho con bị tai nạn nên đã phải ký giấy ủy quyền và Hợp đồng thế chấp để bà Tỉnh có thể vay tiền của Quỹ tín dụng. Ngày 27/11/2007, Quỹ tín dụng khởi kiện u cầu Tịa án buộc bà Tỉnh phải trả tiền gốc lẫn lãi, nếu khơng trả được thì buộc người bảo lãnh có trách nhiệm với số nợ. Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 134/2008/KDTM-ST ngày 23/9/2008, Tòa án quyết định: +Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – chi nhánh Đồng Nai. Buộc bà Tỉnh phải thanh toán số tiền 832.785.500 đồng. Trong đó số tiền nợ gốc là 630.000.000 đồng, lãi là 202.875.500 đồng.

+ Số tiền trên được ưu tiên đảm bảo thanh toán bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Miễn đứng tên.

26

+ Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân còn phải chịu lãi suất theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời gian số tiền chưa thi hành án. +Tòa án cấp sơ thẩm quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Tòa án cấp phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, xét thấy cịn có những vấn đề chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác minh làm rõ mà đã kết luận hợp đồng thế chấp có hiệu lực là chưa có căn cứ vững chắc, như việc cần xác nhận hợp đồng thế chấp có bị vơ hiệu hay khơng vì trong lời khai của bà Tỉnh cịn nhiều mâu thuẫn; cần xác định có gian dối hay khơng vì cịn có sự khơng nhất qn về thời gian ký hợp đồng; hay còn phải lấy lời khai của ông Miễn, bà Cà, anh Phong về việc giấy ủy quyền có thật khơng, ai là người viết… Và ngồi ra, việc xác định ngun đơn là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai là chưa đúng, mà phải là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương mới đúng theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 92 BLDS. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi bổ sung năm 2011); Quyết định:

+ Hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 155/2008/KDTM-PT ngày 27/11/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 134/2008/KDTM-ST ngày 23/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng nai;

+Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

**Đối với Quyết định số 02

Câu 4.3. Đoạn nào cho thấy Tịa án xác định quan hệ giữa ơng Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh?

-Đoạn cho thấy Tịa án xác định quan hệ giữa ơng Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh là: “Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: “Số tiền trên được ưu tiên đảm bảo thanh toán bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ơng Trần Văn Miễn đứng tên diện tích là 20.408m2, theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba…” là không đúng. Trong trường hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006 27

giữa các bên có hiệu lực thì phải tun theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng thế chấp; Điều 361 Bộ luật dân sự là khi Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân khơng trả nợ hoặc trả khơng đủ thì ơng Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc trả khơng đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.”

Theo đoạn trên, Tòa đã xác định ông Miễn và bà Cà đã cam kết với Quỹ tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân nếu đến hạn mà chủ doanh nghiệp không trả nợ hoặc trả không đủ. Điều này chứng tỏ Tịa đã xem phía ơng Miễn và bà Cả là bên bảo lãnh, phía Quỹ tín dụng là bên nhận bảo lãnh và phía Chủ Doanh nghiệp là bên được bảo lãnh. Từ đó có thể thấy Tịa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cả với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh. Ngồi ra, ở cuối đoạn trích, Tịa cịn viện dẫn Điều 361 BLDS 2005, cũng chính là quy định về bảo lãnh.

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w