NƯỚC NGỒI
Điều 405. Ngun tắc áp dụng
1. Tồ án áp dụng các quy định tại Chương XXXIV và Chương XXXV của Bộ luật này để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Trường hợp trong các chương này khơng có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.
2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi.
Điều 406. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
1. Cơng dân nước ngồi, người khơng quốc tịch, cơ quan, tổ chức nước ngồi, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngồi) có quyền khởi kiện đến Tồ án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
2. Khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngồi có quyền, nghĩa vụ tố tụng như cơng dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.
3. Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của cơng dân nước ngồi, cơ quan, tổ chức nước ngồi mà Tồ án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Điều 407. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự
của cơng dân nước ngồi, người không quốc tịch
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngồi, người khơng quốc tịch được xác định như sau:
a) Theo pháp luật của nước mà cơng dân đó có quốc tịch; trong trường hợp cơng dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngồi thì theo pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cơng dân có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngồi khác nhau thì theo pháp luật của nước nơi cơng dân đó sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; b) Theo pháp luật Việt Nam, nếu cơng dân nước ngồi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
c) Theo pháp luật của nước nơi người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài; d) Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi tố tụng dân sự được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cơng dân nước ngồi, người khơng quốc tịch có thể được cơng nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự trên lãnh thổ Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngồi thì họ khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Điều 408. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế trong tố tụng dân sự
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 409. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài
Đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài tham gia tố tụng tại Tồ án Việt Nam có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương XXXV