Các giải pháp trong chính sách quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu Thực trạng Đôla hóa tại Việt Nam, ảnh hưởng và giải pháp khắc phục (Trang 26 - 28)

Vì vậy, về giải pháp chính sách về quản lý ngoại hối nói chung và về điều hành tỷ giá nói riêng, xin đề xuất như sau:

Về quan điểm chính sách, cần đối xử với Đôla như đối xử với một loại hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên "cố" neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua đó "tụt dốc" rất lớn của đồng USD so với hầu hết các đồng tiền quốc gia khác trờn thị trường quốc tế.

Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều đó chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại hối là có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.

Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng ngoại tệ, đặc biệt là loại tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa bằng ngoại tệ.

Hiện nay, ở nhiều ngân hàng thương mại nước ta đó có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu hiện qua hiện tượng: "thiếu tiền, thừa vốn". Do lãi suất huy động ngoại tệ tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên

lượng "tiền gửi ngoại tệ" tăng, trong lúc tiền mặt ngoại tệ để "mua đứt bán đoạn" lại hiếm.

Tại Việt Nam tình trạng Đô la hoá rất cao, nên khi lạm phát bùng nổ thì ngoại tệ "lên ngôi" ngay cả khi chính nó đang bị mất giá rất mạnh ở "quê hương" của nó và ở khắp các nền kinh tế công nghiệp phát triển, trong khi tại Việt Nam một số không ít cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết giá, thu tiền bán hàng bằng Đô la và từ chối thanh toán bằng nội tệ.

Do đó, cần sử dụng cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ... Cùng với việc chuyển này, cần phải tạo cơ chế cho phát triển mạnh thị truờng ngoại hối kèm theo việc kiểm soát chặt các hoạt động Đô la hoá, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ truớc những biến động rủi ro về tỷ giá. Phải tuân theo nguyên tắc: "Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VND".

Cần ban hành ngay văn bản qui phạm pháp luật về việc thanh tra, kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

Về thái độ chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo qui luật của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý, lưu giữ tại Ngân hàng Trung ương.

Nếu có lộ trình đủ hợp lý triển khai các nội dung đề xuất nói trên, người viết bài tin tưởng rằng thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động đúng theo quan hệ cung - cầu theo thị trường xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế thực của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Từ này 01/11/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, cánh cửa ra thế giới của Việt Nam đã được mở toang, đưa nền kinh tế VN hội nhập với kinh tế quốc tế với tốc độ nhanh hơn, mức độ lớn hơn. Song cũng trong 1 năm qua, một vấn đề lớn mà chính phủ Việt Nam đang phải “đối mặt”, đó là cách xử lý các nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam với khối lượng rất lớn và ồ ạt. Hàng loạt vấn đề trong cách xử lý vấn đề trên phải được giải quyết : Làm sao để giảm hiện tượng Đô La hoá trong hệ thống tiền tệ trong nước ? Cơ chế điều hành tỷ giá sẽ như thế nào, để tác động vào cung cầu USD sao cho có lợi nhất đối với nền kinh tế ? Khả năng hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế Việt Nam…

Chẳng có một quốc gia nào trên thế giới lại muốn có đồng tiền thứ hai được sử dụng như đồng nội tệ của mình. Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam”. Hơn nữa, chính phủ của mỗi nước không muốn có tình trạng “Đô la hoá” trong nền tài chính tiền tệ, và tìm cách kiềm chế “Đô la hoá” vì không muốn đánh mất ưu quyền tiền tệ.

Do đó, tìm ra các giải pháp hạn chế tình trạng Đô la hóa là một trong những nhiệm vụ trong nhiều năm qua của Chính phủ Việt Nam bởi tình trạng Đô la hóa không thể xem nhẹ được.

Một phần của tài liệu Thực trạng Đôla hóa tại Việt Nam, ảnh hưởng và giải pháp khắc phục (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w