- Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.1. Vài nét về chi cục hải quanKCN Bắc Thăng Long
2.1.1 Lịch sử hình thành
Từ năm 1976 - 1985, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Bộ Ngoại thương quyết định hợp nhất lực lượng Hải quan hai miền, đánh dấu sự mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành Hải quan. Lúc này, quan hệ ngoại giao và ngoại thương giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đang trên đà phát triển. Hà Nội với vị trí là thủ đơ của cả nước thống nhất, từng bước khẳng định là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế và văn hố của cả nước, lực lượng Hải quan trên địa bàn thủ đô cũng được tăng cường và mở rộng. Đầu năm 1978, triển khai hoạt động Trạm Hải quan Sân bay quốc tế thủ đô, ngày 02/6/1981, Bộ Ngoại thương ra quyết định số 580/BNT/TCCB thành lập Trạm Hải quan số 1 Hà Nội và Quyết định số 583/BNT/TCCB chuyển Trạm Hải quan bưu điện Hà Nội thành Chi cục Hải quan Bưu điện, trạm Hải quan Sân bay quốc tế thủ đô thành Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Thủ đơ, đội Kiểm sốt tuy cịn nằm trong Phịng kiểm sốt tố tụng nhưng vẫn hoạt động độc lập trên địa bàn Hà Nội với biên chế gần 20 người. Đầu những năm 1980, hoạt động XNK trên địa bàn thủ đô ngày càng mở rộng, theo đó các hoạt động bn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới cũng tăng lên đáng kể, với diễn biến phức tạp. Ngoài ra, Hải quan Thủ đơ cịn thực hiện một số chính sách với các đối tượng có
hàng hố từ nước ngồi về (Quyết định số 151/HĐBT ngày 31/8/1982 về việc các gia đình có thân nhân di cư ở nước ngồi nhận tiền hàng do thân nhân gửi về (gọi là hàng 151)), chỉ thị số 202/HĐBT ngày 10/7/1985 về chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát Hải quan tại các Sân bay, hải cảng và các cửa khẩu khác, trong đó có tăng cường quản lý Hải quan đối với hàng hoá của người lao động, học tập, cơng tác ở nước ngồi gửi về cho thân nhân (gọi là hàng 202)). Trước tình hình trên, sau khi thống nhất ý kiến với Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (ông Nguyễn Tài) đã ký Quyết định số 101/TCHQ/TCCB ngày 03/8/1985 thành lập Hải quan thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan để thống nhất quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan trên địa bàn Hà Nội
Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002, mọi quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội được tiếp tục đẩy mạnh. Luật đầu tư sửa đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội (KCN Bắc Thăng Long, KCN Gia Thụy - Sài Đồng, KCN Hà Đơng, các khu KCN Bắc Ninh, Việt Trì, Vĩnh Phúc…) tiếp tục mở rộng và phát triển riêng KCN Bắc Thăng Long có quy mơ phát triển lớn, Tổng cục Hải quan đã cho thành lập riêng một chi cục chuyên trách theo quyết định số 33/2003/TCHQ – TCCB ra ngày 24/3/2003 của Tổng cục Hải quan về việc thành lập Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội (hay còn gọi tắt là Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long) có trụ sở tại Lơ E4A, khu Cơng nghiệp Thăng Long, Hà Nội.
Được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2003. Bắt đầu với 15 cán bộ công chức và chia làm 2 đội công tác: Đội tổng hợp, đội nghiệp vụ.
Bước đầu khi đi vào hoạt động, Chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long hoạt động nhờ trụ sở Công ty Tiếp vận Thăng Long.
Ngay từ khi mới thành lập, lực lượng Hải quan Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long ít biên chế, trình độ chun mơn chưa được đào tạo sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong q trình thực thi cơng cụ và phát triển. Kèm theo đó là những thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho công tác hải quan. Nhưng vượt qua mn vàn thách thức và khó khăn đó, các cán bộ chiến sĩ Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long Hà Nội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đế đáp ứng cho nhu cầu nhiệm vụ và cơng tác hiện đại hóa Hải quan trước u cầu về sự phát triển đi lên của đất nước nói chung và của thủ đơ Hà Nội nói riêng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, hiện tại tổng số biên chế tại Chi cục là 54 Cán bộ công chức và được chia thành 5 đội:
Đội tổng hợp.
Đội quản lý thuế.
Đội nghiệp vụ.
Đội quản lý kho ngoại quan.
Đội quản lý doanh nghiệp chế xuất
Lãnh đạo đơn vị gồm 04 đồng chí: 01 Chi cục trưởng và 03 Chi cục phó; Đảng bộ cơ sở Chi cục có 34 đảng viên, hoạt động tại 5 chi bộ.
Hình 2.1:Cơ cấu tổ chức của Chi cục HQ Bắc Thăng Long
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của chi cục
Về chức năng:
Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn 3 khu công nghiệp: KCN Thăng Long, KCN Quang Minh, KCN Nội Bài và các doanh nghiệp phụ cận.
Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Về nhiệm vụ: Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Đội quản lý DNCX Đội tổng hợp
Đội quản lý thuế Đội nghiệp vụ
Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Chi cục gồm:
Thực hiện đăng ký, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra giá thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa, đăng ký tiếp nhận hơp đồng gia công hàng sản xuất. Đăng ký tiếp nhận và làm thủ tục đối với hàng đầu tư, hàng gửi kho ngoại quan của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục quản lý.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan đối với doanh nghiệp trên địa bàn, quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các doanh nghiệp trên địa bàn như đăng ký tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận hợp đồng gia công, tờ khai sản xuất xuất khẩu, thanh khoản đối với hàng chế xuất.
Thực hiện thu thuế XNK, thuế và các loại phí khác, ra quyết định hồn thuế, khơng thu thuế, quản lý nộp NSNN, đơn đốc thu địi nợ thuế, thanh khoản hợp đồng gia cơng, thanh khoản hồ sơ.
Quản lý, giám sát hàng hóa đưa vào kho ngoại quan. Thanh khoản hàng hóa đưa vào, đưa ra khái kho ngoại quan và các kho thu gom hàng lẻ (CFS).
Chống buôn lậu và gian lận thương mại, giải quyết các khiếu nại tố cáo đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc chi cục, của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa XNK, hàng hóa thuộc khu chế xuất, hàng hóa đầu tư nước ngồi… thuộc phạm vi quản lý của chi cục theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị trực thuộc chi cục trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của thanh tra Hải quan.
Kiến nghị với Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, các quyết định của Nhà nước về hoạt động XNK, chính sách thuế
đối với hàng hóa XNK; các quyết định của TCHQ về chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng lực lượng. Kịp thời báo cáo với cấp trên những vướng mắc phát sinh, những vấn đề thuộc quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục.
Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ tài chính.
Tổng kết, thống kê đánh giá tình hình và kết quả các mặt công tác của Chi cục, thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục
Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của Tổng cục trưởng.
Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long và theo phân cấp quản lý cán bộ.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kĩ thuật và kinh phí hoạt động của Chi cục theo định hướng của Nhà nước.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.