IPv6 RIP (RIPng)

Một phần của tài liệu Đồ Án Sự Phát Triển Multiprotocol Label Switching (MPLS) (Trang 75 - 78)

RIPng (hoặc RIP next generation), là RIP (Routing Information Protocol) dành cho IPv6. RIP dành cho IPv4 (đã được định nghĩa trong RFC 1058) là một giao thức định tuyến vectơ khoảng cách (distance vectơ) đơn giản mà nó hữu ích cho các mạng nhỏ. Nó đã được nâng cấp sau này với những thay đổi nhỏ và cung cấp cơ chế không phân lớp (classless) khi RIP phiên bản 2 (RIPv2) được định nghĩa (RFC 2453). Các hạn chế - chẳng hạn như một hop limit là 15 và vấn đề đếm đến vô tận (counting to infinity) – thì vẫn còn, nhưng các cải tiến đã cho phép một số thông tin bổ sung được mang đi bởi RIPv2. Các thay đổi quan trọng nhất với RIPv2 là việc sử dụng một địa chỉ multicast (224.0.0.9) như là địa chỉ đích của các bản cập nhật định tuyến thay vì sử dụng địa chỉ broadcast 255.255.255.255, việc giới thiệu một subnet mask cho các tiền tố, khả năng cho việc chứng thực đơn giản, và những route tag. Những route tag chỉ là các con số - được dùng như một thuộc tính – mà có thể được sử dụng cho các “tag” prefix khi chúng được phân phối lại (redistribute) từ một giao thức định tuyến vào trong một giao thức định tuyến khác. Giao thức định tuyến RIPng dựa trên các đặc điểm kỹ thuật của RIPv2, và không có đặc điểm quan trọng nào bị thay đổi. Tất cả những mặt chức năng của RIPv2 vẫn được giữ cho RIPng. Điều này có nghĩa rằng RIPng là một giao thức định tuyến bị hạn chế và nó chỉ phù hợp cho các hệ thống mạng nhỏ. RIPng được mô tả trong RFC 2080.

Trong việc triển khai phần mềm Cisco IOS của RIPng, mỗi quá trình RIPng duy trì một cơ sở dữ liệu cục bộ. RIPng cố gắng để chèn mỗi tuyến đường không hết hiệu lực (nonexpired route) từ cơ sở dữ liệu cục bộ của nó vào trong IPv6 RIB (routing information base) chính, cũng được biết như là bảng định tuyến IPv6. Nếu cùng một tuyến đường đã được học từ một giao thức định tuyến khác với một AD (administrative distance) tốt hơn RIPng, thì tuyến đường RIP này không được thêm vào IPv6 RIB, nhưng tuyến đường RIP này vẫn còn trong cơ sở dữ liệu RIPng. RIPng chạy trên giao thức UDP, port 521. Các tham số thời gian (timer) tồn tại trong RIPng thì cũng tương tự như trong RIP : update period, route timeout period, router holddown period, và router garbage collection period.

Bảng 3-3: Cấu hình cơ bản cho RIPng

Chú ý : Lệnh ipv6 unicast-routing ipv6 cef thì mặc định không được kích hoạt và do đó phải được cấu hình. Cũng chú ý rằng các tiến trình định tuyến RIP có các tên gọi và chúng phải được kích hoạt trên mỗi interface.

Ta có thể kiểm tra cơ sở dữ liệu RIPng như hiển thị trong ví dụ bảng 3-4.

Bảng 3-4: Kiểm tra cơ sở dữ liệu của RIPng

Chú ý : Nên nhớ rằng các giao thức định tuyến IPv6 sử dụng các địa chỉ link- local như là các địa chỉ next-hop.

Ví dụ bảng 3-5 hiển thị cho ta thấy làm thế nào để xem các tiền tố RIP IPv6 trong bảng RIB IPv6 và những đặc điểm gì là của tiến trình RIP.

Bảng 3-5: Kiểm tra các tiền tố RIPng trong RIB IPv6

Địa chỉ multicast được sử dụng bởi RIPng là FF02::9. Việc ping đến địa chỉ này từ một interface nào đó trên router sẽ trả lời các node IPv6 đang chạy RIPng trên liên kết đó. Nhìn ví dụ bảng 3-6 để thấy kết quả của việc ping đến địa chỉ multicast RIPng này. Ngoài ra, lệnh debug ipv6 rip hiển chị cho ta thấy các bản cập nhật IPv6 đã gửi và nhận được.

Bảng 3-6: Việc ping đến địa chỉ multicast RIPng

Một phần của tài liệu Đồ Án Sự Phát Triển Multiprotocol Label Switching (MPLS) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w