2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Cơng ty Cổ phần Đầu tư
2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cơng ty Cổ phần Đầu tư
2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cơng ty Cổ phần Đầu tư thương mại và phát triển Nông nghiệp ADI thương mại và phát triển Nông nghiệp ADI
Bảng 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP ĐTTM và PT NN ADI giai đoạn 2020 - 2021
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch (Trđ) Tỷ lệ (%)
Luân chuyển thuần 345.973 324.077 21.896 6,76% Nguyên giá TSCĐ bình quân 52.763 48.339 4.424 9,15% Vốn cố định bình quân 22.517 26.525 -4.008 -15,11%
Lợi nhuận sau thuế 9.793 9.400 393 4,18%
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6,5571 6,7043 -0,1472 -2,20% 2. Hiệu suất sử dụng VCĐ 15,3647 12,2176 3,1471 25,76% 3. Hàm lượng VCĐ 0,0651 0,0818 -0,0168 -20,48%
4. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 43,49% 35,44% 8,05% 22,73%
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP ĐTTM và PP NN ADI)
Qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ, bảng cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định đã được cải thiện đáng kể.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2021 là 6,5571 lần, giảm 0,1472 lần so với năm 2020 và năm 2020 là 6,7043 lần. Tức là trong năm 2021 cứ 1 đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh thì sẽ tạo ra 6,5571 đồng luân chuyển thuần và trong năm 2020 thì tạo ra 6,7043 đồng luân chuyển thuần. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm nhẹ này là do tốc độ tăng của tài sản cố định bình quân tăng nhanh hơn so với LCT. Trong khi tài sản cố định bình qn của cơng ty năm 2021 là 52.763 triệu đồng tăng 4.424 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,15% thì luân chuyển thuần tăng 21.896 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,76. Mặc dù tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản cố định nhưng mức chênh lệch khơng đáng kể, có thể thấy cơng ty cũng đã phần nào khai thác sử dụng tài sản cố định trong hoạt động kinh doanh. Và với tình hình kinh tế vĩ mơ trong giai đoạn này cịn gặp nhiều khó khăn thì có thể đánh giá đây là kết quả khá khả quan. Tuy nhiên công ty cũng cần đặc biệt chú ý để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hơn nữa.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2020 là 15,3647 lần, tăng 3,1471 lần so với năm 2020 và năm 2020 là 12,2176 lần. Tức là trong năm 2021 thì cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD sẽ tạo ra 15,3647 đồng LCT và năm 2020 thì tạo ra 12,2176 đồng LCT. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là do LCT tăng với tốc độ nhanh hơn so với vốn cố định. Ta thấy, năm 2021 LCT tăng 21.896 triệu đồng với tốc độ tăng 6,76%. Trong khi đó, vốn cố định bình qn có sự sụt giảm nhẹ, giảm 4.008 triệu đồng với tỷ lệ giảm 15,11%. Và chính điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên. Việc hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên cho thấy
đây là dấu hiệu tích cực bởi cơng tác quản lý, sử dụng VCĐ của công ty đã phần nào được cải thiện, đem lại mức tăng doanh thu tương ứng với mức tăng của VCĐ bình quân.
Hàm lượng VCĐ năm 2021 là 0,0651 lần, giảm 0,0168 lần so với năm 2020, hàm lượng VCĐ năm 2020 là 0,0818 lần. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2021 để thu được 1 đồng LCT thì cơng ty cần phải bỏ ra 0,0651 đồng vốn cố định và năm 2020 công ty phải bỏ ra 0,0818 đồng vốn cố định. Như vậy, trong năm 2021 cơng ty đã bỏ ra ít hơn vốn cố định, chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định đã cao hơn và việc sử dụng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đã hiệu quả hơn, phần nào đã giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn trong cơng ty.
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ hay hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2021 đạt 43,49%, tăng 8,05% so với năm 2020 cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đang đăng lên. Nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế tăng 4,18% trong khi vốn cố định bình quân sụt giảm nhẹ, giảm 15,11% đã làm cho tỷ suất lợi nhuận VCĐ tăng lên.
Nhìn chung trong giai đoạn này, hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty khá tốt, khi mà các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đều có xu hướng cải thiện. Bởi trong năm công ty đã sử dụng TSCĐ làm tài sản thế chấp ngân hàng, gia tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Do đó, có thể đánh giá là cơng ty đã cố gắng phát huy được tối đa hiệu quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cơng ty cần lưu ý khi khấu hao tài sản, ngồi ra cơng ty cũng cần có những biện pháp tích cực hơn để khai thác hiệu quả hoạt động từ TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và phát triển Nơng nghiệp ADI
Bảng 6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP ĐTTM và PT NN ADI giai đoạn 2020 - 2021
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Tổng luân chuyển thuần (LCT) Trđ 345.973 324.077 21.896 6,76% Số dư bình quân VLĐ (Slđ) Trđ 194.242 198.118 -3.876 -1,96% 1. Số vòng luân chuyển VLĐ(SVlđ) Vòng 1,78 1,64 0,145 8,89% 2. Kỳ luân chuyển VLĐ (Klđ) Ngày 202,12 220,08 -17,962 -8,16% LCT bình quân 1 ngày (D) Trđ 961,04 900,21 60,822 6,76% 3. Mức độ ảnh hưởng các nhân tố MĐAH của Slđ đến SVlđ Lần 0,033 MĐAH của Slđ đến Klđ Lần -4,306 MĐAH của LCT đến SVlđ Lần 0,113 MĐAH của LCT đến Klđ Lần -13,656 4. Số VLĐ lãng phí Trđ -17.262
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP ĐTTM và PP NN ADI)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy: Số vịng ln chuyển vốn lưu động của công ty trong năm 2021 là 1,78 vòng, đã tăng 0,145 vòng so với năm 2020. Từ đó cho thấy số ngày luân chuyển vốn lưu động trong năm 2021 đã giảm đi 17,962 ngày so với năm 2020. Điều này cho thấy công ty đã làm lãng phí một
lượng vốn lưu động là 17,262 triệu đồng. Như vậy, số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm đến từ tác động của hai nhân tố sau:
Do số dư vốn lưu động bình quân trong năm 2021 đã giảm nhẹ so với năm 2020, năm 2021 là 194.242 triệu đồng giảm 3.876 triệu đồng với tỷ lệ giảm 1,96%. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, số vốn lưu động giảm đã làm cho số vòng quay VLĐ tăng 0,033 vòng tuy nhiên kỳ luân chuyển VLĐ giảm 4,306 ngày.
Ta thấy, số vốn lưu động của công ty giảm trong năm là do giảm các khoản phải trả trước cho người bán ngắn hạn, hàng tồn kho của công ty giảm. Bên cạnh đó, số vốn lưu động giảm có thể do tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều biến động, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp dẫn đến hoạt động kinh doanh ngừng trệ, dẫn đến nhu cầu thị trường suy giảm khiến cho doanh nghiệp không nhập quá nhiều hàng hóa tránh để HTK bị ứ đọng, giảm các khoản trả trước ngắn hạn cho người bán. Tuy nhiên, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng gia tăng, bởi vậy cơng ty cần đặc biệt chí ý khoản này do chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu tài sản ngắn hạn. Và điều này địi hỏi cơng ty phải có chính sách thu hồi, đầu tư hợp lý.
Do tổng luân chuyển thuần trong năm 2021 tăng nhẹ so với năm 2020, năm 2021 LCT là 345.973 triệu đồng, tăng 21.896 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,76%. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, luân chuyển thuần (LCT) tăng làm cho số vòng luân chuyển VLĐ (SVlđ) tăng 0,113 vòng và kỳ luân chuyển VLĐ (Klđ) giảm 13,656 ngày.
Ta thấy, tổng luân chuyển thuần tăng chủ yếu là do doanh thu thuần bán hàng tăng thể hiện sự cố gắng của công ty trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù tình hình kinh tế gặp khó khăn nhưng cơng ty cũng đã khắc phục và nắm bắt cơ hội để thúc đẩy hoạt động bán hàng. Thị trường dần phục hồi nên tận dụng cơ hội đó, cơng ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng giúp tăng doanh thu. Ngoài
ra, khoản doanh thu hoạt động tài chính của cơng ty cũng gia tăng trong năm do thu tiền lãi gửi ngân hàng.
Như vậy, số vịng ln chuyển vốn lưu động của cơng ty năm 2021 tăng so với năm 2020 là dấu hiệu khá tích cực, cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đang tăng lên. Đặt trong bối cảnh kinh tế như vậy mà kết quả công ty đạt được, được coi là khá tốt. Tuy nhiên thì cơng ty sử dụng VLĐ chưa thực sự hiệu quả triệt để khi trong năm cơng ty sử dụng VLĐ vẫn cịn lãng phí. Và để cải thiện được tình hình kinh doanh của ngành nghề mà cơng ty đạt đươc để nâng cao hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục, tránh tình trạng lãng phí VLĐ.
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tồn bộ vốn kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và phát triển Nông nghiệp ADI Đầu tư thương mại và phát triển Nông nghiệp ADI
Bảng 7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP ĐTTM và PT NN ADI giai đoạn 2020 - 2021
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Tổng luân chuyển thuần (LCT) Trđ 345.973 324.077 21.896 6,76% Tổng TS bình quân (Skd) Trđ 220.240 226.594 -6.354 -2,80% TSNH bình quân (Slđ) Trđ 194.242 198.118 -3.876 -1,96% 1. Hiệu suất sử dụng VKD Lần 1,5709 1,4302 0,1407 9,84% 2. Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) Lần 0,8820 0,8743 0,0076 0,87% 3. Số vòng quay VLĐ (SVlđ) Vòng 1,7811 1,6358 0,1454 8,89% 4. Mức độ ảnh hưởng MĐAH của Hđ đến Hskd Lần 0,0125 MĐAH của SVlđ đến Hskd Lần 0,1282 Tổng MĐAH Lần 0,1407
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP ĐTTM và PP NN ADI)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy được hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2021 của công ty là 1,5709 lần tăng 0,1407 lần so với năm 2020 với tốc độ giảm 9,84%. Điều này có nghĩa là trong năm 2021 bình qn 1 đồng VKD được sử dụng trong quá trình kinh doanh đem lại 1,5709 đồng luân chuyển thuần và năm 2020, bình quân 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại tận 1,6358 đồng luân chuyển thuần. Từ đó, ta có thể đánh giá khái quát rằng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2021 đã khả quan và có hiệu quả hơn so với năm 2020.
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh biến động là do ảnh hưởng của hai nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn và số vòng quay vốn lưu động. Để làm rõ được sự ảnh hưởng trên, ta sẽ tìm hiểu sâu hơn vào mỗi nhân tố:
Do ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn: Hệ số đầu tư ngắn hạn năm 2021 là 0,8820 lần, năm 2020 là 0,8743 lần tăng 0,0076 lần với tỷ lệ tăng 0,87%. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Hskd) tăng 0,0125 lần. Sự thay đổi của nhân tố này đến từ việc tài sản ngắn hạn trong năm 2021 của công ty tăng mạnh ở cả ba danh mục: vốn bằng tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Thay vì cơng ty dự trữ q nhiều hàng tồn kho trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xã hội bị giãn cách dẫn đến mọi hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ và đóng cửa tạm thời nên công ty đã cân đối hơn và chủ yếu tăng dự trữ về tiền, bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Do ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động, năm 2021 là 1,7811 vòng, năm 2020 là 1,6358 vòng tăng 0,1454 vòng với tỷ lệ tăng 8,89%. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì số vịng quay VLĐ đã làm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSkd) tăng 0,1282 lần. Ta thấy số vòng quay VLĐ tăng do cơng ty đã quản lý q trình kinh doanh của mình hiệu quả hơn làm cho thời gian bán hàng hóa và thời giam thu hồi nợ đã được rút ngắn hạn. Công ty quản trị VLĐ tương đối tốt, VLĐ có xu hướng tăng qua các năm kéo theo đó là sự tăng trưởng về doanh thu cũng như lợi nhuận.
Qua những phân tích trên thấy hiệu suất sử dụng VKD tăng trong năm 2021. Điều đó, cho thấy việc quản lý, sử dụng VKD đã phần nào được cải thiện, sử dụng hiệu quả hơn và tiết kiệm tránh lãng phí vốn.
2.2.3.2. Phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh a. Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của VKD (BEP)
Bảng 8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP ĐTTM và PT NN ADI giai đoạn 2020 - 2021
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch (Trđ) Tỷ lệ (%)
LNKT trước lãi vay và thuế
(EBIT) Trđ 21.513 17.828 3.685 20,67%
Tổng TS bình quân (Skd) Trđ 220.240 226.594 -6.354 -2,80% Tổng luân chuyển thuần
(LCT) Trđ 345.973 324.077 21.896 6,76%
Tài sản ngắn hạn bình quân
(Slđ) Trđ 194.242 198.118 -3.876 -1,96%
Vốn kinh doanh bình quân
(VKD) Trđ 220.240 226.594 -6.354 -2,80%
1. Hệ số sinh lời cơ bản của
VKD (BEP) Lần 0,0977 0,0787 0,0190 24,15%
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn
(Hđ) Lần 0,8820 0,8743 0,0076 0,87%
3. Số vòng luân chuyển VLĐ
(SVlđ) Vòng 1,7811 1,6358 0,1454 8,89%
4. Hệ số sinh lời hoạt động trước
lãi vay và thuế (Hhđ)
Lần 0,0622 0,0550 0,0072 13,03%
Do Hđ 0,0007
Do SVlđ 0,0071
Do Hhđ 0,0113
Tổng hợp 0,0190
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP ĐTTM và PP NN ADI)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy:
Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) của công ty đã tăng
lên từ 0,0787 lần trong năm 2020 lên 0,0977 lần trong năm 2021 với tỷ lệ tăng 24,15%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2021, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong hoạt động kinh doanh thì thu về được 0,0977 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, cịn đối với năm 2020, cơng ty chỉ thu được 0,0787 đồng EBIT. Từ đây, ta có thể thấy khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh của cơng ty trong năm 2021 đã có sự tăng tiến rõ rệt. Để làm rõ hơn, ta sẽ tiến hành phân tích từng nhân tố ảnh hưởng:
Ta thấy, BEP chịu tác động của các nhân tố như: Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế (Hhđ). Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cũng như tình hình chung cơng ty trong giai đoạn 2019 - 2020 đang trên đà phát triển.
Do ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), ta thấy hệ số đầu tư
ngắn hạn năm 2021 là 0,8820 lần, năm 2020 là 0,8743 lần tăng 0,0076 lần với tỷ lệ tăng 0,87%. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) đã làm cho BEP tăng 0,0007 lần. BEP tăng có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan
Xét yếu tố do nguyên nhân chủ quan: Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) tăng là do chính sách đầu tư của cơng ty trong năm 2021 đã có sự thay đổi, đặc biệt là về vốn lưu động. Thay vì dự trữ hàng tồn kho, cơng ty tăng các khoản phải thu khách hàng và tăng dự trữ về tiền. Vì trong năm 2021, hàng tồn kho của cơng giảm nhẹ, các khoản phải thu ngắn hạn cũng như dài hạn khách hàng tăng, tiền tăng.
Xét yếu tố do nguyên nhân khách quan: Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) tăng một phần là trong giai đoạn này nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, hoạt động bị ngừng trệ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên công ty giảm lượng hàng tồn kho, tránh bị ứ đọng hàng tồn kho. Bên cạnh đó, mặc dù các khoản phải thu khách hàng cịn tương đối lớn nên cơng ty cần kiểm sốt được tình hình về khách hàng và các khoản phải thu khi đến hạn. Công ty đã lưu ý tới một số khách hàng như: Đại lý Bình n 2, Cơng ty TNHH Phúc Khang Điện Biên, Công ty TNHH Thương mại Xuân Cầu,….
Do ảnh hưởng của hệ số vòng quay vốn lưu động (SVlđ), ta thấy năm