2.2 .4Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty
3.1. ƯU ĐIỂM CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÔNG TY
3.1.3. Các phương pháp kế tốn tại cơng ty
Phương pháp chứng từ
Công ty đã sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc theo quy định và thực hiện vừa nghiêm túc, vừa nhanh chóng các bước trong quy trình ln chuyển chứng từ về phịng kế toán. Tuy vận chuyển xa nhưng chứng từ luôn về kịp thời,tạo điều kiện cho công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu ban đầu được chính xác và cơng tác hạch toán sau này thuận lợi hơn.
Việc tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ khoa học, đầy đủ, dễ kiểm tra, kiểm soát, tạo điều kiện cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác khi cần đến.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu
Việc áp dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn nên việc xuất dùng của cơng ty trong kỳ hạch toán tương đối chính xác.
Phương pháp tài khoản
Cơng ty đã xây dựng hệ thống tài khoản khá chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng hạch toán của công ty, tạo điều kiện vừa theo dõi tổng hợp, vừa theo dõi chi tiết các đối tượng hạch toán một cách chính xác.
Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
Về việc lập các báo cáo tài chính: Cơng ty thực hiện lập và nộp báo cáo tài chính theo đúng chế độ quy định. Ngồi ra, cơng ty cịn lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý giúp ban Giám đốc Công ty có thể đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác.
3.1.4. Cơng tác quản lý hạch tốn kế tốn tại cơng ty
- Công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị đã theo đúng quy định ban hành từ khâu lập chứng từ đến khâu luân chuyển chứng từ cụ thể là phiếu nhập kho vật tư, phiếu xuất kho vật tư. Các thủ tục nhập xuất kho đầy đủ với sự xét duyệt kỹ càng của Ban giám đốc và các phòng ban khác theo đúng quy định của Cơng ty cũng như Bộ tài chính. Do đó các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu ln đảm bảo tính kịp thời, hợp lý, hợp pháp.
- Việc phân chia nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cho thủ kho và kế toán vật tư làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả cao hơn trong cả khâu thiết kế và vận hành.
Bên cạnh đó, việc áp dụng hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song giúp cho bộ phận kế toán nguyên vật liệu của công ty quản lý, theo dõi nguyên vật liệu chặt chẽ, thường xuyên đối chiếu phiếu nhập, phiếu xuất với thẻ kho để phát hiện và kịp thời xử lý những sai sót, hạn chế tối đa tổn thất cho công ty và đồng thời cung cấp thông tin về nhập, xuất, tồn kho của từng mã vật tư kịp thời, chính xác.
- Cơng ty sử dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và đã lập sổ danh điểm nguyên vật liệu thành một hệ thống kí hiệu cho tất cả các loại nguyên vật liệu. Nó đáp ứng được yêu cầu về việc theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu ở bất cứ thời điểm nào, giúp việc
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Luận Văn Tốt Nghiệp55
cung cấp thông tin tài liệu kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý của một công ty sản xuất.
- Bên cạnh đó, công ty nhập xuất nguyên vật liệu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mỗi lần nhập, xuất vật tư đều căn cứ công thức tạo sản phẩm cho từng đơn đặt hàng, phòng sản xuất yêu cầu nhập và xuất vật tư nên số lượng vật tư tồn kho khơng lớn.
3.2. HẠN CHẾ.
Bên cạnh những thành tích đạt được, kế toán nguyên vật liệu của cơng ty cịn có một số hạn chế như sau:
-Về vấn đề bảo quản NVL:
Hệ thống kho bảo quản của công ty khá nhỏ nên việc bảo quản NVL gặp khó khăn, không thuận tiện cho việc sử dụng. Điều này sẽ dẫn đến NVL bị hao hụt, kém chất lượng.
-Về vấn đề sử dụng NVL:
Mặc dù công ty đã xây dựng định mức sử dụng NVL nhưng tình trạng dư thừa NVL trong quá trình sản xuất sản phẩm vẫn xảy ra, do đó làm tăng chi phí NVL của cơng ty.
-Về việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tờn kho:
Dự phịng giảm giá hàng tồn kho là việc trích trước chi phí nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tại cơng ty việc sử dụng NVL trong quá trình sản xuất là tương đối lớn. Thêm vào đó, giá cả thị trường luôn biến động nhưng hiện tại công ty khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho.Vì vậy cơng ty nên thực hiện việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho để đảm bào trong quá trình quản lý cũng như quá trình sử dụng.
Khâu nhập liệu tốn rất nhiều thời gian, khi dữ liệu lớn thì việc vận hành rất nặng nhọc, rất bất tiện.
Đòi hỏi người làm kế toán phải thực sự thành thạo về Excel, nắm vững từng nghiệp vụ chi tiết.
Cơng đoạn tính giá thành khá phức tạp so với kế toán máy.
Mất nhiều thời gian trong việc tổng hơp, so sánh, đối chiếu các sổ sách, báo cáo kế toán và tốn nhiều quy trình mới ra được báo cáo tài chính.
Khi sai sót mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và chỉnh sửa.
-Việc tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định tuy đơn giản nhưng độ chính xác khơng cao mà cơng việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới công tác kế toán nói chung.
-Do ghi chép theo phương pháp ghi thẻ song song nên số liệu trùng lặp nhiều giữa kho và phòng kế toán, khối lượng ghi chép nhiều. Do đặc thù sản xuất có nhiều loại vật tư nên công việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên, công việc kiểm tra lại chủ yếu vào cuối tháng nên làm hạn chế chức năng quản lý của kế toán.
3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GĨP PHẦN HỒN THIỆNCƠNG TÁC KẾ TỐN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ CƠNG TÁC KẾ TỐN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Cơng ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Với mong muốn công tác kế toán tại cơng ty ngày càng hồn thiện hơn, ngày càng đạt hiệu quả, phát huy được những ưu điểm, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đóng góp sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Luận Văn Tốt Nghiệp57
3.3.1 Về hệ thống kho.
Do NVL là một khoản chi chủ yếu trong giá thành sản phẩm, vì vậy vấn đề sử dụng và bảo quản NVL cần phải hết sức chú ý.
Hiện nay, ở công ty hệ thống kho hàng chưa đạt yêu cầu, điều đó có thể lý giải là do diện tích của công ty khá nhỏ nhưng với sự phát triển ngày một nhanh và lớn mạnh của cơng ty thì việc mở rộng quy mơ là điều tất yếu. Vậy trong thời gian tới, công ty nên đầu tư cải tạo, xây dựng thêm hệ thống kho để công tác quản lý vật liệu được tốt hơn.
Xây dựng kho với định mức dự trữ tối thiểu vừa đủ để tránh khơng gây nên tình trạng gián đoạn thi cơng và định mức dự trữ tối đa cũng vừa đủ tránh dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn.
Hơn nữa, công ty cần sắp xếp lại kho tàng theo những đặc điểm, tính chất hóa học của từng loại vật liệu sao cho hợp lý nhất và phải luôn đảm bảo kho hàng sạch sẽ, khô ráo.
3.3.2 Về việc sử dụng NVL.
Công ty nên xây dựng định mức NVL thích hợp cho từng sản phẩm, tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt NVL làm chậm tiến độ sản xuất, mặt khác điều này sẽ giúp cơng ty tiết kiệm chi phí bảo quản NVL.
Cơng ty nên có chế độ thưởng phạt với những ai tiết kiệm chi phí NVL, có sáng kiến tiết kiệm chi phí trong sản xuất và có chế độ phạt đối với những ai cố tình làm sai, làm ẩu dẫn tới là hư hỏng NVL.
3.3.3 Về việc trích lập dự phịng giảm giá NVL.
-Hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng là những tài sản lưu động thường biến đổi theo thời gian. Đặc biệt, các chủng loại nguyên vật liệu chính Cơng ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam sử dụng là thép, dễ bị rỉ sét, khó khăn trong việc bảo quản nên luôn phải dự trữ một khối lượng khá lớn để đảm bảo cho tính cấp bách cho sản xuất khi giải quyết các sự cố.
Đồng thời, do nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng tăng cao, cơ chế thị trường ngày càng phát triển, các thương hiệu nổi tiếng ngày càng nhiều và xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nguyên vật liệu tồn kho của công ty bị giảm giá. Để tránh rủi ro phát sinh từ việc giảm giá đó, cơng ty cần trích lập giảm giá ngun vật liệu tồn kho.
Mức dự phòng được tính theo cơng thức sau:
3.3.4 Về việc áp dụng hình thức kế tốn thủ cơng.
Cơng ty cần khắc phục bằng cách kết hợp kế toán máy và kế toán thủ cơng để tăng độ linh động và chính xác, giảm tải trong việc hạch toán, đối chiếu sổ sách kế toán, tăng cường hiệu quả trong công tác kế toán trong doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Luận Văn Tốt Nghiệp59
Qua thời gian thực tập tại Cơng ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo hướng dẫn và các anh chị phịng kế toán cùng ban lãnh đạo cơng ty, em đã nhận thức rõ mối quan hệ mật thiết giữa lý luận và thực tế trong hoạt động hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, đồng thời em đã có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu và hồn thành bài luận văn với đề tài:
“Tổ chức cơng tác kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam”. Bên cạnh đó, em còn thấy được sự cần thiết cũng như tầm
quan trọng của hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng - công cụ quản lý sắc bén, có hiệu quả phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua đề tài tốt nghiệp này, em muốn đề cập đến cơ sở lý luận chung cũng như thực tế về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.
Bên cạnh những mặt ưu điểm cần phát huy, công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định cần khắc phục và hồn thiện.Từ những kiến thức mang tính lý luận học tập ở nhà trường và qua tìm hiểu thực tế cơng tác kế toán tại công ty, em đã mạnh dạn nêu một số quan điểm của mình với hy vọng để cơng ty tham khảo nhằm hồn thiện hơn cơng tác kế toán nguyên vật liệu. Từ đó, em mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.
Vì thời gian thực tập, nghiên cứu cũng như khả năng và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế, luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng những người quan tâm để luận văn này thực sự có ý nghĩa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo Nguyễn Thị Phương Tuyến và các cán bộ kế toán tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành bản luận văn này.
Hà nội, ngày 22 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hằng
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Luận Văn Tốt Nghiệp61
D
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán tài chính - Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2010.
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
3. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... .........................................................................................................
......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... .........................................................................................................