Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự cần thiết phải tăng cường công tác

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 26)

công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.4.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.4.1.1. Khái niệm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh là mơt bộ phận của nền kinh tế, lấy sở hữu tư nhân làm nền tảng, được tồn tại lâu dài, được bình đẳng trước pháp luật và có tính sinh lợi hợp pháp, chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật.

Xuất phát từ hình thức sở hữu của DNNQD, Nhà nước không cấp vốn hoạt động cũng như không tái cấp vốn mà vốn hoạt động của DNNQD là vốn do tư nhân tự bỏ ra hay một nhóm các thành viên là các tổ chức, cá nhân góp lại. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mơ ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật (được quy định trong luật doanh nghiệp). Mặt khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, DNNQD phải chịu trách nhiệm hữu hạn, vô hạn hay hỗn hợp cả vơ hạn lẫn hữu hạn; điều đó tùy thuộc vào đặc trưng của từng loại hình sản xuất kinh doanh của DNNQD mà các cá nhân, tổ chức tham gia trong đó.

1.4.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở Việt Nam

Tuy đa dạng về hình thức tổ chức kinh tế nhưng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có một số đặc điểm chung cơ bản sau:

a) Có đặc điểm sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

Do gắn với sở hữu tư nhân nên thành phần kinh tế này gắn liền với lợi ích cá nhân, đây là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp không thuộc về nhà nước mà thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp. Do đặc điểm chung của các chủ sở hữu

đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên tình trạng trốn thuế, tránh thuế, nợ đọng thuế cũng xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

b) Số lượng và phạm vi hoạt động

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp tuân theo nhu cầu, điều kiện của thị trường, khơng có định mức quy mơ hoạt động nên số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất lớn và phân bổ trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với rất nhiều loại hình. Với số lượng doanh nghiệp lớn và phạm vi hoạt động rộng đây cũng là đặc điểm gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

c) Trình độ quản lý và năng lực chun mơn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Xã hội ngày một phát triển, do vậy trình độ, năng lực quản lý, chuyên mơn ngày càng được nâng cao do có sự đào tạo bài bản. Nhưng mặt bằng chung cho thấy phần lớn ở các DN NQD trình độ quản lý cán bộ, năng lực chun mơn của các nhân viên có sự yếu hơn so với khối DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này có thể thấy được từ việc yêu cầu đối với các ứng viên khi vào tuyển dụng nhân viên cho DN.

d) Ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là pháp luật Thuế

Đặc điểm này phụ thuộc khá nhiều vào trình độ năng lực quản lý cũng như chuyên môn ở các DN. Sự hiểu biết không đầy đủ dễ dẫn đến việc sai sót hoặc cố tình khơng thực hiện đúng quy định pháp luật

Với những đặc điểm trên, DN NQD mang lại nhiều khó khăn hơn là thuận lợi trong quá trình quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

1.4.1.3. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hỗn hợp b) Căn cứ vào tính chất sở hữu vốn

- Doanh nghiệp sở hữu một chủ - Doanh nghiệp sở hữu nhiều chủ

c) Dù phân loại theo hình thức nào thì cũng bao gồm các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, nhóm cơng ty, cơng ty hợp danh.

1.4.1.4. Vai trị của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

a) Tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế, xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội, góp phần nâng cao tổng thu nhập quốc nội, cải thiện đời sống nhân dân

b) Tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động, giúp giải quyết vấn đề lao động

c) Sự tồn tại song song giữa DNNQD với DN nhà nước tạo ra mơi trường cạnh tranh hơn, nâng cao tính năng động cho nền kinh tế

1.4.2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chếnợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài cuốc doanh nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài cuốc doanh

1.4.2.1. Xuất phát từ yêu cầu quản lý chặt chẽ các khoản thu của NSNN

Thuế là một trong những nguồn thu chính của NSNN. Thuế có đặc điểm là khoản thu khơng hồn trả trực tiếp và khơng liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế điều này đã gây ra những hiểu biết sai lệch và tâm lý khơng tốt về thuế. Chính vì vậy, việc thu NSNN cịn gặp khơng ít khó khăn. Trên thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nói chung và DN NQD nói riêng chây ỳ nộp thuế, chiếm dụng thuế, thậm chí cịn trốn thuế làm cho số nợ đọng thuế rất lớn, nhiều khoản nợ thuế tồn tại nhiều năm khơng có

khả năng thu, nhiều DN NQD có nợ thuế đã khơng cịn tồn tại do bị giải thể, gây thất thu không nhỏ cho NSNN.

Do vậy, trong hệ thống quản lý thuế thì quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một khâu vô cùng quan trọng, một chức năng chính của quản lý thuế. Quản lý nợ và cưỡng chế tốt đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tránh gây thất thu cho NSNN.

1.4.2.2. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

Quản lý nợ và cưỡng chế thuế đảm bảo các chính sách thuế được thực hiện đúng và triệt để thơng qua việc cơ quan thuế có tác động, can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm thời hạn nộp thuế. Thơng qua quản lý nợ và cưỡng chế thuế góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

1.4.2.3. Xuất phát từ yêu cần đảm bảo tính cơng bằng trong mơi trường kinh doanh

Quản lý nợ và cưỡng chế thuế đảm bảo tính cơng bằng trong thực thi pháp luật thuế. Nếu hai doanh nghiệp ở cùng một điều kiện hoàn cảnh như nhau nên số thuế phải nộp của hai doanh nghiệp là như nhau, điều này phản ánh phần nào tính cơng bằng của pháp luật thuế một quốc gia. Tuy nhiên, khi số thuế phải nộp của doanh nghiệp này được nộp vào NSNN đúng hạn, còn của doanh nghiệp kia thì khơng được nộp vào NSNN hoặc nộp khơng đúng hạn thì nghĩa vụ phải nộp như nhau trở nên vơ nghĩa. Chỉ khi nào số thuế phải nộp như nhau đó đều thực sự được nộp vào NSNN và nộp đúng hạn thì mới đảm bảo tính cơng bằng thực sự của pháp luật thuế.

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế được thực thi hiệu quả làm cải thiện tính cơng bằng trong mơi trường kinh doanh.

1.4.2.4. Xuất phát từ thực trạng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh quốc doanh

Trên thực tế cho thấy, số tiền nợ thuế của các đối tượng nộp thuế, đặc biệt là của các DN NQD còn chiếm một tỉ lệ khá cao. Việc nợ đọng thuế kéo dài của các DN NQD đã gây ra ảnh hưởng lớn tới hoạt động thu NSNN. Một thực trạng thường xuyên xảy ra là phần lớn các DN NQD ln tìm cách chiếm dụng tiền thuế, trì hỗn thực hiện nghĩa vụ thuế và nhất là tình trạng chây ỳ của một số DN NQD nợ tiền thuế.

Những tồn đọng kéo dài trong việc thu hồi nợ thuế đã trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết trong công tác thực hiện tăng số thu hàng năm của ngành thuế cả nước. Chỉ có hạn chế nợ thuế thì số thu vào NSNN mới có thể đảm bảo đáp ứng cho chi tiêu công.

Xuất phát từ thực trạng trên nên việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế đối với DN NQD là vô cùng cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC

THUẾ QUẬN TÂY HỒ - TP.HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về Chi cục thuế Quận Tây Hồ - TP.Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ được thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ trên cơ sở các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận Ba Đình và các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm.

Hiện nay, Tây Hồ có 8 phường với diện tích đất tự nhiên 2,401ha. Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hóa, và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đơ Hà Nội. Quận nằm ở phía Bắc nội thành Hà Nội, quận Tây Hồ giáp với:

+ Phía Đơng giáp quận Long Biên; + Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm; + Phía Nam giáp với quận Ba Đình; + Phía Bắc giáp huyện Đơng Anh.

Theo định hướng phát triển của thủ đơ Hà Nội đến năm 2020, tồn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm. Như vậy trong tương lai, quận Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đơ Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và thủ đơ Hà Nội nói chung.

Quận Tây Hồ với vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của thủ đơ, có tiềm năng du lịch, dịch vụ. Dưới sự lãnh đạo của

Đảng bộ quận, từ ngày thành lập đến nay, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, phát triển theo đúng hướng đề ra là: Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp - Nông nghiệp. Kinh tế dịch vụ đã trở thành một ngành có vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế quận.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng là sự tăng lên của các doanh nghiệp, điển hình là DN NQD. Đến năm 2015, số DN NQD thuộc sự quản lý của Chi cục thuế Quận Tây Hồ là hơn 7000 doanh nghiệp. Con số đó có thể cho thấy sự phức tạp tăng lên trong cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ở Chi cục thuế Quận Tây Hồ - TP.Hà Nội

- Từ khi mới thành lập, tổng số cán bộ công chức của Chi cục là 70 đồng chí trình độ chun mơn nghiệp vụ khơng đồng đều, trình độ đại học là 20 người chiếm 28,6%, cao đẳng - trung cấp là 35 người chiếm 50%; cịn lại là sơ cấp, phổ thơng 21,4%.

- Tổ chức quản lý của Chi cục hiện nay được bố trí như sau: + 1 Chi cục Trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung tồn Chi cục; + 3 Chi cục phó: giúp cho Chi cục Trưởng và lãnh đạo các bộ phận. Tồn Chi cục hiện nay có 126 cán bộ (54 cán bộ nam, 72 cán bộ nữ) Lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế là bộ phận quan trọng để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Cơng tác tổ chức bố trí cán bộ thường được thay đổi theo sự thay đổi của mơ hình quản lý thuế. Trước đây, khi thực hiện mơ hình quản lý theo đối tượng thì có đội quản lý thuế theo NNT như đội quản lý DN. Hiện nay, thực hiện theo mơ hình quản lý chức năng thì bộ máy quản lý thuế được bố trí theo các đội chức năng như đội kiểm tra thuế, đội kê khai - kế toán thuế - tin học và nghiệp vụ dự tốn, đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Chi cục trưởng 1. Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế 2. Đội Thu trước bạ và Thu khác

1. Đội Thuế liên phường Xuân

La – Phú Thượng 2. Đội Thuế liên

phường Bưởi – Nhật Tân 3. Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT và Ấn chỉ 1. Đội Thuế liên phường Quảng An - Tứ Liên 2. Đội Thuế liên phường Yên Phụ-Thuỵ Khuê 3. Đội KKKT thuế-tin học và TH-NV-DT 4. Đội Kiểm tra

nội bộ 1. Đội Kiểm tra thuế 2. Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quận Tây Hồ được thể hiện qua mơ hình sau:

Mơ hình Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quận Tây Hồ

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác quản lý thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.

Nhiệm vụ cụ thể:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn;

+ Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN, thực hiện xác nhận tình trạng nợ NSNN;

+ Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn;

+ Thu thập thông tin về NNT cịn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đơn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thơng tin về tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ thuế, tiền phạt và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền việc khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;

+ Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với NNT;

+ Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn NNT lập hồ sơ xử lý nợ thuế.;

+ Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo qui định;

+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác QLN & CCNT thuộc phạm vi Chi cục quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

+ Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao.

2.1.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu ngân sách của Chi cục thuế Quận Tây Hồ - TP.Hà Nội

Năm 2015 dự toán thu ngân sách Nhà nước giao cho quận Tây Hồ thực hiện là 881.000 triệu đồng, trong đó Chi cục thuế thực hiện thu là 751.000

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)