Kết quả kinh doanh của VNCC

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp (Trang 39)

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

2.1.5. Kết quả kinh doanh của VNCC

Năm 2007, Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Trong sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, ảnh hưởng khách quan của quá trình thực hiện công tác cổ phần hoá, nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, Tổng công ty đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2007 với các chỉ tiêu sau:

 Tổng giá trị sản xuất : 181 tỷ đạt 265% kế hoạch năm.

 Tổng doanh thu: 90,576 tỷ đồng.

 Tổng lợi nhuận trước thuế: 15,347 tỷ đồng

 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: 16,94%

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt: 27,12%

Bước vào năm 2008, phát huy những thành quả đạt được, VNCC đã đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2008:

 Chuyên môn hoá theo lĩnh vực;

 Phối hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

 Cải tiến mô hình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ tư vấn cho cán bộ công nhân viên.

 Xây dựng cơ chế trả lương hấp dẫn, tương xứng với năng lực cán bộ để khuyến khích người tài.

Năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái có tính toàn cầu và kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của lạm phát và sự cắt giảm, tạm dừng nhiều dự án có nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của VNCC. Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn đó, với tinh thần quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên, VNCC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2008.

Năm 2008, Tổng công ty ký 243 Hợp đồng kinh tế đạt tổng giá trị sản lượng hợp đồng là 186,2 tỷ đồng. Tổng công ty đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2008 với các chỉ tiêu:

+ Tổng giá trị sản xuất: 114,7 tỷ đồng đạt 135% kế hoạch năm. + Tổng doanh thu: 100,749 tỷ đồng đạt 126% kế hoạch năm. + Tổng lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: 20,11%

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt: 13,4%

+ Thu nhập bình quân của người lao động là: 6,4 triệu đ/người/tháng. Lĩnh vực hợp tác quốc tế được tiếp tục phát triển đạt 54 tỷ đồng, chiếm 28% tổng sản lượng và đứng đầu Tổ hợp VC Group về giá trị sản lượng hợp đồng hợp tác với nước ngoài.

Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý hành chính, đào tạo năng lực chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực cũng được Tổng công ty hết sức chú trọng. Tổng công ty đã phối hợp với các tổ chức giáo dục mở các lớp đào tạo tại chỗ và tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành để nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên.

Để thấy được rõ hơn kết quả thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm gần đây, ta xét bảng 1: “ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh” sau:

BẢNG 1: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH

ĐVT: Triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 1. Tổng doanh thu

về bh và cung cấp dịch vụ

77,063 90,576 100,749 17.54 11.23

2. Doanh thu thuần 77,040 90,554 100,749 17.54 11.26 3. Tổng lợi nhuận

kế toán trước thuế 13,495 15,347 20,267 13.72 32.06 4. Thu nộp ngân

sách 7,833 10,259 13,798 30.97 34.5

5. Vốn kinh doanh

bình quân 71,068 85,47 175,5 20.26 105.34 6. Số lao động bình

quân 390 430 565 10.26 31.4

7. Thu nhập bình

quân (triệu đ/ng/th) 5.8 6.1 6.4 5.2 4.9 8/ Tỷ suất LN từ

hđ kinh doanh/ DTT (%) 17.42 14.47 19.95 -16.93 37.87 9/ Tỷ suất LN trước thuế/ DTT (%) 17.52 16.95 20.12 -3.25 18.7 10/ Tỷ suất LN sau

thuế/ DTT (%) 12.73 12.84 16.49 0.86 28.43 11/ Tỷ suất sinh lời

ktế của tài sản (%) 18.99 17.96 11.55 -5.42 -35.69 12/ Tỷ suất LN

vốn chủ sở hữu (%)

Qua bảng trên cho thấy:

 Tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều tăng. Năm 2007 so với 2006 tăng 13,513 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 17,54%. Năm 2008 so với 2007 tăng 10,173 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 11,23%. Có thể thấy đây là sự cố gắng của Tổng công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp Tổng công ty thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm.

 Doanh thu thuần năm 2007 so với 2006 tăng 13,514 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 17,54%. Năm 2008 so với 2007 tăng 10,195 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 11,26%. Doanh thu thuần tăng là do doanh thu bán hàng tăng, các khoản giảm trừ giảm. Điều này còn cho thấy giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại giảm, chứng tỏ chất lượng sản phẩm, dịch vụ tư vấn thiết kế của Tổng công ty tăng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng nhanh từ 13,72% năm 2007 so với 2006 lên tới 32,06% năm 2008 so với 2007.

Tổng công ty là một trong những đơn vị luôn luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch đã đề ra, cũng như các nhiệm vụ mà Bộ xây dựng đã giao. Doanh thu, lợi nhuận, thu nộp ngân sách, thu nhập người lao động qua các năm đều tăng.

 Quy mô của Tổng công ty cũng có sự tăng trưởng, được thể hiện ở quy mô tổng vốn kinh doanh bình quân các năm đều tăng.

Trong sự tăng trưởng về quy mô, đáng chú ý là sự tăng của vốn cố định (tăng 72,99% năm 2007 so với 2005). Điều này thể hiện việc Tổng công ty đã chú trọng hơn đến đầu tư vào tài sản cố định, tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy nhanh quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xem xét một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần.

- Năm 2006, 100 đồng doanh thu thuần sinh ra 17,42 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Năm 2007, chỉ tạo ra được 14,47 đồng. Chỉ tiêu này

giảm 2,95 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 16,93%. Nguyên nhân là do trong năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 2,36%, trong khi doanh thu thuần tăng 13,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 17,54%. Xem xét cụ thể ta thấy sự giảm đi của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là do Tổng công ty đã tăng mức độ sử dụng chi phí. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần và tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần tăng, Tổng công ty phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho một đồng doanh thu thuần.

- Năm 2008, 100 đồng doanh thu thuần sinh ra 19,95 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. So với 2007, chỉ tiêu này tăng 5,48 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 37,87%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 6,9 tỷ, với tỷ lệ tăng 53,4% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 11,26%. Đi xem xét cụ thể sự tăng lên của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ta thấy chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính tăng lên 7,4 tỷ đồng, đồng thời Tổng công ty đã giảm đáng kể chi phí bán hàng ( giảm 2,45 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 686,5%). Như vậy, trong năm 2008, Tổng công ty đã có nỗ lực rất lớn trong công tác tiết kiệm chi phí bán hàng, giảm mức độ sử dụng chi phí, góp phần tăng lợi nhuận. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính, tăng cường đầu tư vào công ty con( tăng 50,6 tỷ đồng), làm cho lãi tiền gửi, tiền cho vay cũng như cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư vào công ty con tăng.

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần.

- Năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 17,52 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2007, 100 đồng doanh thu thuần thì có 16,95 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này giảm 0,57 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 3,25%. Nguyên nhân là do lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2007 so với 2006 tăng 13,73%, tăng chậm hơn doanh thu thuần với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là 17,54%.

- Năm 2008, cứ 100 đồng doanh thu thuần có 20,12 đồng lợi nhuận trước thuế. So với 2007, chỉ tiêu này tăng 3,17 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18,7%. Trong khi lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 32,06% thì doanh thu thuần chỉ tăng 10,195 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 11,26%. Tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần khiến cho tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu thuần tăng.

Nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh.

- Năm 2007 so với 2006, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì số lợi nhuận sau thuế tăng 0,11 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 0,86%.

- Năm 2008 so với 2007, chỉ tiêu này tăng 3,65 đồng, với tỷ lệ tăng 28,43%.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng. Nó cho biết cứ 100 đồng tài sản hay vốn kinh doanh bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy, chỉ tiêu này qua các năm đều giảm dần, thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản giảm, Tổng công ty quản lý và sử dụng vốn kinh doanh không đạt hiệu quả, không phát huy hết năng lực sản xuất của tài sản, kết quả đầu tư vào tài sản còn bộc lộ mặt hạn chế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

- Năm 2006, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 36,65 đồng lợi nhuận. Năm 2007, chỉ tạo ra 27,12 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giảm 9,53 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 26%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng 16,09 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 60,15% trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 1,82 đồng với tỷ lệ tăng 18,51%.

- Năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 13,41 đồng lợi nhuận. So với 2007, chỉ tiêu này giảm 13,71 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 50,55%.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ngày càng giảm, chứng tỏ hiệu quả của một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra ngày càng thấp. Vốn chủ sở hữu ngày càng tăng nhanh (chủ yếu do nhận góp vốn điều lệ của các công ty con) nhưng lợi nhuận sau thuế đạt được trong kỳ tăng không tương xứng.

Tóm lại:

Nhìn chung kết quả kinh doanh thể hiện ở doanh thu thuần, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty qua các năm đều tăng nhưng không tương xứng so với mức độ tăng của vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề mà trong những năm tới, Tổng công ty nên chú

trọng để thực sự phát huy hiệu quả của đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh nói chung, vốn cố định nói riêng, tăng doanh thu, lợi nhuận thì vấn đề giữ vững, tìm kiếm và mở rộng thị trường là nhân tố cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, Tổng công ty chú trọng tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…mà chưa thực sự quan tâm đến thị trường tiềm năng như thị trường miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long…

2.1.6. Cơng tác quản lý chi phí.

Tăng cường cơng tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trong Tổng công ty cũng là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Chi phi sản xuất kinh doanh trong Tổng công ty bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

- Chi phí nhân công trực tiếp; - Chi phí sản xuất chung; - Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp.

* Đối với các khoản chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, được Tổng công ty xây dựng định mức để quản lý theo định mức tiêu hao vật tư. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, Tổng công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Cả hai khoản mục chi phí này đều được quản lý hợp lý, tạo điều kiện để người lao động phấn đấu tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí, hạ gía thành cho Tổng công ty.

* Đối với chi phí sản xuất chung: Đây là loại chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Do vậy, Tổng công ty tiến hành phân bổ theo từng công trình đã thực hiện được nghiệm thu thanh toán.

* Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là hai loại chi phí rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng công

ty đã quản lý các khoản chi này bằng cách xây dựng định mức khoán chi phí cho các phòng ban và bộ phận tiêu thụ. Cụ thể:

- Khoán chi phí quản lý cho các phòng chức năng, các đơn vị sản xuất như: khoán chi phí điện thoại, chi phí in ấn, văn phòng phẩm, lắp đặt hệ thống tổng đài, lắp đặt công tơ điện, thu tiền điện từng phòng, từng đơn vị…

- Đối với chi phí bán hàng: Do đặc điểm của doanh nghiệp tư vấn “ chất xám, trí tuệ” nên sản phẩm tiêu thụ của Tổng công ty là những hồ sơ, tài liệu, bản vẽ, mẫu thiết kế các công trình, khu đô thị… Tổng công ty đã xây dựng định mức chi phí vận chuyển, bàn giao hồ so tài liệu, khoán gọn cho các chủ trì, nhóm công trình theo doanh thu.

Những biện pháp trên góp phần quản lý chi phí đạt hiệu quả, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho Tổng công ty.

Xem xét hiệu quả sử dụng các khoản chi qua các năm cho thấy:

- Giá vốn hàng bán năm 2007 so với 2006 tăng 14,205 tỷ đồng với tỷ lệ 25.05%, năm 2008 so với 2007 tăng 11,082 tỷ đồng với tỷ lệ 15,63%. Khi lượng hàng tiêu thụ tăng thì giá vốn hàng bán tăng là lẽ đương nhiên. Vấn đề cần xem xét là trị giá vốn đơn vị ( giá thành sản xuất sản phẩm của hàng bán) có tăng hay không.

- Chi phí bán hàng qua các năm thể hiện sự giảm đi đáng kể. Trong khi doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, chi phí bán hàng giảm thể hiện sự quản lý chi phí ở khâu bán hàng của Tổng công ty đã được cải tiến và đạt được hiệu quả cao.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Năm 2007 so với 2006, tăng với tỷ lệ 32,7%, năm 2008 so với 2007 tăng 22,48%. Nhìn vào tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp và tốc độ tăng của doanh thu có thể thấy mức độ tăng này là khá lớn, thể hiện hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh chưa cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)