Về việc xác định kết quả bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và thương mại TLC việt nam (Trang 86)

3.1.2 Nhược điểm

3.1.2.4 Về việc xác định kết quả bán hàng

- Ngoài việc xuất bán hàng theo phương thức bán trực tiếp, Cơng ty cịn áp dụng các hình thức xuất bán khác như: chào hàng, tiếp thị, tiếp khách…

Các nghiệp vụ này phát sinh được Cơng ty hạch tốn như doanh thu sản phẩm trực tiếp.

- Công ty kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng nhưng vẫn chưa thực hiện xác định kết quả cho từng loại mặt hàng.

- Cơng ty có ít các hoạt động giảm trừ cho người mua .

3.1.2.5 Về hệ thống kiểm sốt nội bộ

Cơng ty chưa có Kiểm tốn nội bộ và hàng năm khơng thuê kiểm toán độc lập. Ở cơng ty, hiện kế tốn trưởng đang là người kiểm tra giám sát mọi công tác kế toán và việc chấp hành các quy định về kế tốn của Nhà nước, Bộ Tài chính ban hành và nội bộ cơng ty đặt ra

4 3.2. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện kế tốn bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư và thương mại TLC Việt Nam.

+Một là: Vấn đề kích thích hoạt động bán hàng

Cũng như nhiều công ty khác để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhằm mục tiêu mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận và nâng cao thương hiệu công ty đã thực hiện các chiến lược như: Giảm giá hàng bán đối với những mặt hàng có chất lượng kém, Giảm giá cho những đơn hàng số lượng lớn, Hàng kém chất lượng được trả lại nhưng Cơng ty khơng có thống kê cũng như theo dõi các khoản này trên sổ sách và tài khoản kế toán.

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu được theo dõi trên tài khoản 521- Chiết khấu thương mại dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh. - Công ty nên có những quy định bằng văn bản về việc “giảm giá hàng bán” “ và “chiết khấu thương mại”và “Chiết khấu thanh toán”, cụ thể đối với từng khách hàng.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

- Nên có chế độ ưu tiên về giá cả và hình thức thanh toán đối với những khách hàng truyền thống, tin cậy và mua với số lượng lớn (Đại lý, Công ty xây dựng,..)

- Nên có những phần trăm chiết khấu đối với khách hàng mua nhiều và thanh toán ngay(nhà thầu xây dựng, thợ cơ khí , người tiêu dùng ….)

- Trong trường hợp hàng hoá bị những lỗi như thế nào, tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tỷ lệ hàng hóa bị lỗi mà cơng ty đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc “giảm giá hàng bán", tránh tình trạng khách hàng và cơng để cơng ty xem xét.

+ Hai là: Hồn thiện kế tốn chi tiết trong việc theo dõi doanh thu, giá vốn, kết quả kinh doanh từng mặt hàng.

-Kế toán nên theo dõi doanh thu bán hàng và giá vốn cũng như chi phí kinh doanh của từng mặt hàng để xác định chính xác hơn kết quả kinh doanh từng mặt hàng từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Để theo dõi doanh thu và giá vốn của từng mặt hàng ta phân TK 511 và 632, thành các tài khoản chi tiết hơn như:

+ TK 5111: Doanh thu mặt hàng bulong + TK 5112: Doanh thu mặt hàng dây kẽm + TK 5113: Doanh thu mặt hàng đai ốc + TK 5114: Doanh thu mặt hàng vòng đệm + TK 5115: Doanh thu .......

Và các tài khoản chi tiết cho giá vốn cũng được mở tương ứng từ đó kế tốn xác định được kết quả kinh doanh từng nhóm mặt hàng.

+ Ba là , việc lập dự phịng nợ phải thu khó địi

Hiện nay Cơng ty có rất nhiều khách hàng, ngồi một số ít khách hàng thanh tốn ngay, cịn lại là khách hàng trả chậm, nhận hàng trước rồi mới thanh tốn. Trong đó, có 2 khách hàng đã quá hạn trả nợ phải lập dự phòng :

Bảng 3.3 Danh sách khách hàng quá hạn trả nợ

STT Tên khách hàng Số tiền Hạn cuối trả nợ

Thời gian quá hạn 1 Công ty Phú Điền 52.000.000 21/3/2015 13tháng 2 Công ty Lâm Tuyển 67.000.000 6/5/2015 11 tháng

Đây là 2 khách hàng đã quá hạn trả nợ nhưng công ty vẫn chưa lập dự phịng nợ phải thu khó địi chính điều này làm mất vốn hoặc giảm lợi nhuận của Cơng ty. Vì vậy, để đảm bảo ngun tắc thận trọng trong kế tốn, Cơng ty nên theo dõi các khoản nợ và tính tốn khoản nợ có khả năng khó địi, tính tốn lập dự phịng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Việc lập dự phịng phải thu khó địi được thực hiện vào cuối niên độ kế tốn, trước khi lập các báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phịng cho từng khoản nợ phải thu khó địi, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh có thể xảy ra trong một kỳ kế tốn. Khoản nợ phải thu phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận nợ bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng… Công ty phải mở TK 139 để tiện theo dõi khoản trích lập dự phịng này. Cách hạch tốn dự phịng phải thu khó địi:

Căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là khơng chắc chắn thu được, kế tốn ghi :

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp . Có TK 139 - Dự phịng phải thu khó địi.

Nếu số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập cho năm kế hoạch bằng hoặc nhỏ hơn số dư của dự phịng năm trước thì khơng phải lập nữa.

Nếu số lập dự phịng phải thu khó địi cho năm kế hoạch lớn hơn số dư trên TK 139 thì số chênh lệch giảm phải được hồn nhập.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu khó địi khi xác định thực sự là khơng địi được, được phép xố nợ, Cơng ty hạch tốn vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 139: “Số nợ xố sổ đã được lập dự phịng” Nợ TK 642: “Số nợ xố sổ chưa được lập dự phịng” Có TK 131: “Số nợ phải thu của khách hàng được xoá”

Có TK 138: “Số nợ phải thu của khách hàng chưa được xố” Đồng thời ghi: Nợ TK 004: “Nợ khó địi đã xử lý”

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xố nợ, Cơng ty vẫn phải theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biệp pháp thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, Cơng ty hạch toán vào thu nhập khác. Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Có TK 711: Thu nhập khác.

Đồng thời ghi Có TK 004: Số nợ được thu hồi.

Mức trích lập dự phịng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán phải tuân theo quy định trong TT228/BTC như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Đối với 2 cơng ty trên,doanh nghiệp nên lập dự phịng nợ phải thu như sau: STT Tên khách hàng Số tiền Thời gian

q hạn

Số tiền cần trích lập DP(đ) 1 Cơng ty Phú Điền 52.000.000 13tháng 26.000.000 2 Công ty Lâm Tuyển 67.000.000 11 tháng 20.100.000

Định khoản trích lập dự phịng:

+Với cơng ty cổ phần Sản Xuất và Thương Mại Quang Long kế toán ghi: Nợ TK 642:26.000.000

Có TK 139:26.000.000

+Với cơng ty CP thương mại Hùng Đại Dương ,kế tốn ghi: Nợ TK 642: 20.100.000

Có TK 139: 20.100.000

+Bốn là: Về cơng tác kế tốn tiêu thụ

Cùng với các phương thức bán hàng truyền thống quen thuộc như bán hàng trực tiếp, bán lẻ thì hình thức bán hàng gửi đại lý tuy đã được doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa thực sự phát huy hết khả năng vốn có của hình thức bán hàng này. Khi cơng ty xuất hàng cho đại lý thì cơng ty xuất ln hố đơn GTGT, hạch tốn vào tài khoản 511 khơng hạch tốn qua tài khoản 157. Nhưng cuối kỳ nếu đại lý khơng bán được hàng thì đại lý có thể trả lại hàng khi đó cơng ty sẽ theo dõi ngồi số hàng đó và để bán lẻ.Cịn phương thức thanh tốn tiền hàng thì đại lý có thể thanh tốn ngay cho công ty khi công ty xuất hàng cho đại lý hoặc nếu đại lý có quan hệ lâu năm với cơng ty, cơng ty có thể tin tưởng được thì cơng ty sẽ cho đại lý nợ với một số tiền nhất định nếu khi lấy hàng mà đại lý vượt qua số dư nợ đó thì đại lý phải thanh tốn tiền hàng ngay. Thực tế việc bán hàng đại lý này đã giúp cho doanh nghiệp rằng buộc chặt chẽ với bên đại lý, bên đại lý sẽ có trách nhiệm với hàng hố hơn nhưng việc bán hàng đại lý này về bản chất ghi nhận ngay giá trị của hàng gửi bán vào doanh thu là không hợp lý.

Để thực hiện việc theo dõi các mặt hàng gửi bán đại lý, theo em công ty nên đưa thêm vào trong danh mục tài khoản của mình là TK157- Hàng gửi bán. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của TK này như sau:

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hố, lao vụ, dịch vụ hồn thành đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý ký gửi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

* Kết cấu tài khoản: - Bên Nợ:

+Giá trị hàng hoá, thành phẩm gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi. +Trị giá lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng chưa được chấp nhận. +Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

- Bên Có:

+Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá gửi bán đã tiêu thụ trong kỳ. +Trị giá của thành phẩm, hàng hoá đã thực hiện bị trả lại.

- Số dư bên Nợ: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.

* Trình tự kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu( theo phương pháp kê khai thường xuyên).

1. Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá gửi cho các đại lý, căn cứ vào trị giá vốn thực tế của số hàng hóa đó, kế tốn ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đại lý Có TK 156 –Hàng hóa

2. Căn cứ vào bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi, kế tốn tiến hành lập hố đơn GTGT, khi đó kế tốn mới hạch tốn ghi nhận doanh thu và phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Nợ TK 111,112,131 Có TK 511

3. Phản ánh trị giá vốn của số thành phẩm, hàng hoá gửi các đại lý bán đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 157- Hàng gửi đi bán

4. Trường hợp thành phẩm, hàng hố hoặc lao vụ đã thực hiện nhưng khơng được khách hàng chấp nhận thanh toán, bị trả lại, kế tốn ghi:

Nợ TK156 Có TK157

+Năm là: Về hệ thống sổ sách kế tốn

Cơng ty nên sử dụng bảng kê mua hàng để theo dõi tổng hợp số lượng hàng hóa mua vào. Từ đó có thể xác định được chính xác số hàng mua vào và cịn tồn trong kho là bao nhiêu để lập kế hoạch mua bổ sung cho phù hợp.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

KẾT LUẬN:

Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kế tốn là một cơng cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô – một công cụ không thể thiếu trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự tác động mạnh mẽ của cạnh tranh đến nền kinh tế đã giúp nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Những sản phẩm với chất lượng cao, giá cả thấp là vũ khí giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường cũng như khẳng định được uy tín chất lượng sản phẩm.Có thể nói cơng tác hạch tốn kế tốn là hết sức quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hồn thiện q trình hạch tốn nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hố, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, cung cấp thông tin cần thiết cho Ban giám đốc để hoạch định những chiến lược kinh doanh mới; đồng thời nó giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống cán bộ, cơng nhân viên.

Với đề tài “Kế tốn bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư và thương mại TLC” trong bài luận văn cuối khóa của mình, em đã hiểu rõ hơn những kiến thức được học tập nghiên cứu trên ghế nhà trường về tổ chức cơng tác kế tốn, cách thức hạch tốn ghi chép sổ sách kế toán và hiểu hơn những vấn đề này được vận dụng trong thực tế như thế nào cho phù hợp và linh hoạt. Qua đó em cũng nhận thấy được những ưu điểm, những tồn tại về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư và thương mại TLC, từ đó mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại cơng ty để cơng ty có thể tham khảo.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập chưa nhiều, nên các vấn đề đưa ra trong luận văn này chưa có tính khái qt cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn tồn thấu đáo và khơng tránh khỏi những thiếu sót.

Sau bốn năm học tập, rèn luyện và được sự dạy dỗ, truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy cơ giáo tại Học Viện Tài chính, đặc biệt dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Đặng Thế Hưng., các anh chị đang công tác và làm việc tại Phịng Kế tốn – tài chính Cơng ty TNHH đầu tư và thương mại TLC, hơm nay em đã có thể hồn thành được Luận văn Tốt nghiệp của mình với đề tài “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH

đầu tư và thương mại TLC”. Em nhận thấy cơng tác Kế tốn Bán hàng và

xác định kết quả Bán hàng có vai trị thực tiễn hết sức to lớn đối với sự phát triển của Cơng ty nói riêng và của các Doanh nghiệp khác nói chung. Vì vậy, trong cuốn Luận văn này, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học cùng với thực tiễn tại Cơng ty để trình bày cơng tác kế tốn bán hàng từ những vấn đề mang tính lý luận cơ bản nhất đến thực trạng đang diễn ra ở Công ty TNHH đầu tư và thương mại TLC và đề xuất các ý kiến hoàn thiện cho những khâu còn hạn chế.

Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cơ giáo cũng như các cán bộ kế tốn Phịng kế tốn Cơng ty TNHH đầu tư và thương mại TLC Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn thầy Đặng Thế Hưng, các thầy cô giáo trong khoa Kế Tốn trường Học Viện Tài Chính, các cán bộ, nhân viên trong phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty TNHH đầu tư và thương mại TLC đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!!! Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và thương mại TLC việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)