.Nguyên lý về cơ sở tồn tại của xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TRIẾT học UTC2 (Trang 79 - 80)

Sản xuất vật chất là cơ sở, là nền tảng quy định sự tồn tại của xã hội, quy định cơ cấu bên trong của xã hội và quy định các mối quan hệ của xã hội. Khơng có sản xuất vật chất thì khơng có sự tồn tại của xã hội, khơng có các quan hệ xã hội. Khơng phải ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội mà trái lại tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Xã hội có kết cấu, các bộ phận cấu thành của nó. Các bộ phận cơ bản cấu thành xã hội bao gồm: tồn tại xã hội, ý thức xã hội, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng,.. Các yếu tố bộ phận này thống nhất biện chứng với nhau tạo thành tổng thể các quan hệ xã hội trong đó: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng kiến trúc thượng tầng.

3. Nguyên lý về sự vận động của xã hội

Xã hội là một lĩnh vực đặc thù, là một cơ thể sống luôn luôn vận động, biến đổi phát triển, luôn ln thay đổi hình thái tồn tại của nó. Trong q trình vận động, biến đổi khơng ngừng đó, các xã hội cụ thể làm tiền đề điều kiện cho nhau. Mỗi xã hội vừa có phương thức sản xuất của mình vừa làm tiền đề, điều kiện cho xã hội kế tiếp. Sự vận động biến đổi của xã hội tuân theo quy luật của nó. Quy luật

80

tồn tại, vận động, biến đổi của xã hội cũng khách quan tất yếu như các quy luật của tự nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức, vào ý chí và nguyện vọng của con người. Tuy nhiên quy luật xã hội có tính uyển chuyển chứ khơng chính xác như quy luật tự nhiên.

4. Nguyên lý về vai trò của con người

Con người là chủ thể của lịch sử, là chủ nhân của các quá trình lịch sử. Nhận thức, nắm bắt, khái quát quy luật của xã hội và vận dụng nó vào trong hoạt động của mình làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn, văn minh hơn là sứ mệnh của chính con người chứ khơng phải của các thế lực siêu nhiên nào bên ngoài thế giới, bên ngoài xã hội. Con người là chủ nhân chân chính của xã hội và các hoạt động của nó chính là động lực làm cho xã hội vận động, biến đổi, phát triển.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TRIẾT học UTC2 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)