Đối với hành vi trục lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Trang 45 - 47)

III Xe ôtô chở hàng (xe tải)

3.2Đối với hành vi trục lợi bảo hiểm

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý đầu tư, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, theo dõi quản lý và giám sát công tác cán bộ, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm, kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi nhận bảo hiểm. Áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu chi tiền mặt, áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm, đồng thời duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân và các tổ chức không tham gia trục lợi bảo hiểm.

Bộ Tài chính cần phải thường xuyên giám sát tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc, phải làm sao để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm khắc về mặt pháp luật... Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng những lỗ hổng trong phương thức quản lý điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm để trục lợi

3.3. Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Trong Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Bộ Tài chính cần nghiên cứu bổ sung thêm những điểm loại trừ, nhất là những hành vi vi phạm pháp luật hiện hành (có độ cồn quá quy định, phóng nhanh chạy quá tốc độ quy định, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đua xe, đánh võng, đi không đúng làn đường quy định, thiếu thiết bị an toàn như: còi, đèn, phanh...).

Đối với các trường hợp đặc biệt như: trường hợp bồi thường nhân đạo, bồi thường thiện chí, các trường hợp giải quyết bồi thường theo sự thoả thuận giữa chủ xe và nạn nhân theo Bộ luật Dân sự, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn chi tiết hơn.

Bộ Tài chính cần trao quyền và trách nhiệm cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động giám định xác định tổn thất và giải quyết bồi thường hơn nữa.

Đồng thời, Bộ Tài chính và Bộ Công an cần có hướng dẫn về phân định lỗi, làm cơ sở cho việc hoà giải và thương lượng với nạn nhân, quy trình xử lý khi tai nạn xảy ra... Các trường hợp trục lợi bảo hiểm bị phát hiện, cần kiên quyết xử lý.

Chủ xe ô tô phải đem xe đi kiểm tra định kỳ và giấy chứng nhận xe có khả năng lưu thông trên đường là rất quan trọng đối với việc lái xe; khi chủ xe

đem xe đi kiểm tra, họ phải xuất trình hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm xe cơ giới.

Doanh nghiệp bảo hiểm cấp hợp đồng bảo hiểm đầu tiên có trách nhiệm giải quyết bồi thường và thu hồi số tiền bồi thường chia đều cho các hợp đồng bảo hiểm”.Quy định này có tính khả thi không? Bởi doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên sau khi đã giải quyết bồi thường thì căn cứ vào đâu để “thu hồi” và vì sao lại “chia đều” trong khi doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm ở mỗi hợp đồng khác nhau.

Bộ Tài chính cần nghiên cứu áp dụng hệ thống Bonus-Malus (BMS- Bonus-Malus System - hệ thống thang bậc tăng giảm mức phí trên cơ sở mức độ lái xe an toàn của chủ xe) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đồng thời, xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ thông qua sự phối hợp của Cục Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông, Tổng cục thống kê, các doanh nghiệp bảo hiểm. Tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn; pháp luật quy định quyền và trách nhiệm của chủ xe cơ giới phải rõ ràng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Trang 45 - 47)