Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Phúc Trạch

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã phúc trạch huyện bố trạch tỉnh quảng bình giai đoạn gần đây (Trang 48 - 51)

- Do trình độ của người dân còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn

2 Đất phi nông nghiệp PNN 714.83 11.87 734.83 1

4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Phúc Trạch

* Tỷ lệ sử dụng đất

Tỷ lệ sử dụng đất cho biết diện tích đất được đưa vào sử dụng cho các mục đích. Tỷ lệ này càng lớn thì diện tích đất đưa vào sử dụng càng lớn và diện tích đất chưa sử dụng càng nhỏ. Và được xác định như sau:

Tỷ lệ sử dụng đất = (Tổng diện tích đất tự nhiên- diện tích đất chưa sử dụng) *100/Tổng diện tích tự nhiên Bảng 10: Tỷ lệ sử dụng đất qua các năm. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Diện tích đất chưa sử dụng (ha) 1224.02 1222.98 1077.89 1077.65 1077.65 Diện tích đất nông nghiệp (ha) 4143.34 4126.76 4281.00 4280.20 4229.87 Diện tích đất phi nông

nghiệp (ha) 642.64 660.26 663.46 664.50 714.83 Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 6010 6010 6022.35 6022.35 6022.35 Tỷ lệ sử dụng đất(%) 79.63 79.65 82.10 82.11 82.11 Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp(%) 68.94 68.66 71.08 71.06 70.23 Tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp(%) 10.69 10.98 11.01 11.03 11.86 (Nguồn: UBND xã Phúc Trạch)

Qua bảng 10 ta thấy tỷ lệ sử dụng đất trong 5 năm qua ngày càng tăng lên. Năm 2005 là 79.63%, năm 2009 tăng lên 82.11%. Nhìn chung đất chưa sử dụng được giảm dần qua các năm, sự chênh lệch giữa các năm

không lớn lắm. Do người dân chỉ khai thác dần dần để trồng rừng là chủ yếu và một phần dùng vào khai thác đá vôi. Như vậy có thể thấy đất đai trên địa bàn xã ngày càng được sử dụng đầy đủ hơn.

+ Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp:

Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất nông nghiệp*100/Tổng diện tích tự nhiên

Tỷ lệ đất sử dụng đất nông nghiệp qua các năm khá cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống người dân trên địa bàn. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ đất sử dụng nông nghiệp từ năm 2005-2007 nhìn chung tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu do sự tăng lên của diện tích đất lâm nghiệp. Từ năm 2007-2009 thì tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Nguyên nhân do đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất ở, đất có mục đích công cộng, đất sản xuất kinh doanh… Trong thời gian tới để tránh tình trạng kinh tế địa phương phụ thuộc quá nhiều vào nông nghiệp thì địa phương cần có biện pháp quy hoạch phân bổ đất đai cho các ngành khác một cách hợp lý. Vừa đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp vừa đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp.

Tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp = Diện tích đất phi nông nghiệp*100/ Tổng diện tích đất tự nhiên.

Tỷ lệ đất phi nông nghiệp có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2005 tỷ lệ là 10.69% đến năm 2009 là 11.86%, tăng 1.17%. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng lên này do diện tích đất ở và đất sử dụng vào mục đích công cộng ngày càng tăng lên. Tuy tỷ lệ tăng này không lớn nhưng phần nào cho thấy sự phát triển của các mục đích phi nông nghiệp

* Hệ số sử dụng đất.

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng cả năm/ diện tích trồng cây hàng năm.

Bảng 11: Hệ số sử dụng đất Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Diện tích trồng cây hàng năm(ha) 629.96 613.38 612.03 611.23 611.23 Tổng diện tích gieo trồng cả năm(ha) 989.76 992.86 997.02 998.01 997.24 Hệ số sử dụng đất (lần) 1.57 1.61 1.62 1.63 1.63

( Nguồn: Báo cáo xã Phúc Trạch )

Qua bảng số liệu cho thấy hệ số sử dụng đất tăng lên qua từng năm nhưng không đáng kể. Năm 2005 hệ số sử dụng đất là 1.57 lần đến năm 2009 là 1.63 lần, tăng 0.6 lần. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhưng do diện tích gieo trồng ngày càng tăng đã làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên qua các năm. Việc nâng cao hệ số sử dụng đất là rất cần thiết để đảm bảo nhu cầu về lương thực thực phẩm và nguồn thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên hệ số sử dụng đất vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, mức độ đầu tư thâm canh chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có kế hoạch sản xuất phù hợp. Đồng thời cần tổ chức tập huấn cho bà con nông dân, cung cấp giống mới, khuyến khích đầu tư thâm canh sử dụng các biện pháp xen canh, gối vụ nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người dân.

* Độ che phủ rừng.

Độ che phủ = Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng*100/ Tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng12 : Độ che phủ rừng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích đất lâm

Tổng diện tích đất

tự nhiên (ha) 6010 6010 6022.35 6022.35 6022.35 Độ che phủ rừng

(%) 56.28 56.28 58.75 58.75 57.91

( Nguồn: Thống kê đất đai hằng năm của xã Phúc Trạch )

Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Nó ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn xã. Công tác giao đất giao rừng ở xã Phúc Trạch được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2007. Đến nay thì hầu hết diện tích này đã được phủ xanh. Qua bảng 12 cho thấy độ che phủ rừng vẫn còn ở mức chấp nhận được và độ che phủ này ít thay đổi qua các năm nhìn chung vẫn tăng nhưng không đáng kể. Các năm cụ thể: năm 2005 là 56.28% đến năm 2009 là 57.91%, tăng 1.63%; năm 2008 – 2009 độ che phủ rừng có xu hướng giảm nguyên nhân là do hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến độ tuổi khai thác và khi khai thác xong nhưng chưa trồng mới và một phần nhà nước thu hồi để khai thác khoáng sản. Hiện nay xã đã có kế hoạch phát triển thêm diện tích đất rừng từ diện tích đất chưa sử dụng, trong những năm tới thì diện tích rừng sẽ không ngừng tăng lên. Độ che phủ rừng ngày càng tăng sẽ hạn chế lũ lụt, xói mòn, rửa trôi đất đai. Đồng thời góp phần điều hoà khí hậu và cải thiện môi trường. Đến nay rừng trên địa bàn xã phát triển khá tốt được 4-5 tuổi, nhiều nơi đã đến độ tuổi khai thác. Chủ yếu trồng các loại: thông, bạch đàn, tràm, keo…có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các dự án như 327, 661…

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã phúc trạch huyện bố trạch tỉnh quảng bình giai đoạn gần đây (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w