Lãi suất tái chiết khấu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT TỶ GIÁ (Trang 31 - 33)

2. CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

2.2.1 Lãi suất tái chiết khấu

Là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Theo điều 9, luật NHNN: “ Lãi suất tái chiết khấu là hình thưc lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi NHNN tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng”.

Đây là biện pháp được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái có sự biến động bất lợi vượt ra khỏi mức độ có thể chấp nhận được(thường là tăng).Thông qua NHTW,các chính phủ thực hiện điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu tăng (lãi suất cho vay tăng và lãi tiền gửi tăng). Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chuyển dịch vào trong nước để thu lãi cao hơn từ đó cung về ngoại tệ sẽ tăng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có ý nghĩa nhất định đối với tỷ giá hối đoáivì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối tác động qua lại chứ không phải là mối quan hệ nhân quả. Lãi suất không phải nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước.Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do cán cân thanh toán thặng dư hay thiếu hụt. Như vậy, nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá là không giống nhau do đó mà biến động của lãi suất không nhất thiết dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và

tiền tệ trong nước không ổn định thì không nhất thiết không thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề đặt ra đầu tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. Như vậy, chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất chỉ có quan hệ logic, chứ không có quan hệ nhân quả. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do vậy, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghiã của nó. Điều kiện để thực hiện chính sách lãi suất chiết khấu là phải có một thị trường vốn đủ mạnh, linh hoạt và tự do.

Đối tượng tham gia : NHTW, Ngân Hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

Mô hình chiết khấu

 DN chiết khấu các giấy tờ có giá trị tại các NHTM = chiết khấu nguyên thủy

 NHTM mang bộ chứng từ đó đến NHTW bán lại = thực hiện tái chiết khấu

Chính sách CK cao Chính sách CK thấp

 Giảm lạm phát

 Thu hẹp sản xuất và tiêu dung

 Tăng cung ngoại tệ

 Có tác động trong ngắn hạn

 Chống giảm phát

 Kích thích đầu tư mở rộng SX

 Cung ngoại tệ giảm, cầu tiền tăng

 Có tác động trong dài hạn

2.2.2 Thuế quan

Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho ngoại tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.

Hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó tác động lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.

2.2.4 Giá cả

Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá.Chính phủ có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khâu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu; kết quả làm cho nội tệ giảm giá.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT TỶ GIÁ (Trang 31 - 33)