5. Kết cấu của luận văn
1.2 Một số chỉ số đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền – hỗ trợ
1.2.5 Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận
phận tuyên truyền hỗ trợ.
Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hỗ trợ NNT thơng qua hình thức
đối thoại, tập huấn của cơ quan thuế trong năm đánh giá.
Nội hàm tiêu chí:
- Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức: Là toàn bộ số buổi đối thoại, lớp tập huấn do cơ quan thuế đã tổ chức trong năm đánh giá.
- Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Là tổng số công chức, viên chức thuế làm việc tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế (hiện có tính đến 31/12/Năm đánh giá).
Cơng thức tính:
Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ
phận tuyên truyền hỗ trợ
=
Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
Số liệu thống kê:
- Số buổi đối thoại đã tổ chức - Số lớp tập huấn đã tổ chức
- Số công chức, viên chức thuế làm việc tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế
1.2.6 Sự hài lịng của NNT đối với cơng tác tun truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.
Mục đích sử dụng: Đánh giá sự hài lịng của NNT đối với cơng tác tuyên
truyền hỗ trợ NNT do cơ quan thuế thực hiện trong năm đánh giá.
Phương thức thực hiện: Đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản chính sách pháp luật thuế. Chính sách
thuế ổn định sẽ làm cho nội dung, tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ không phải thay đổi thường xuyên, vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo tâm lý yên tâm cho NNT. Hệ thống pháp luật thuế chặt chẽ, rõ ràng và có sự thống nhất giữa thông tư, nghị định với luật, giữa các sắc thuế với nhau sẽ giúp cán bộ thuế trả lời vướng mắc của NNT được nhanh chóng, thuận tiện, nhất quán, hạn chế tình trạng trả lời bằng cơng văn riêng của cấp trên.
+ Những văn bản về thuế có tác động trực tiếp đến quyền lợi của NNT càng quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì việc tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế càng thuận lợi, dễ dàng hơn. Đơn cử như quy định về thuế Thu nhập cá nhân, tự in/đặt in hóa đơn. Việc tập huấn trong nội bộ ngành Thuế diễn ra chậm dẫn đến việc triển khai chính sách mới đến NNT cũng cập rập. Trong quá trình thực hiện, nhiều tình huống thực tế xảy ra khơng có quy định trong văn bản mới hoặc quy định chưa rõ khiến cả NNT lẫn cơ quan thuế lúng túng, chưa biết hướng xử lý.
+ Nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc từ Bộ Tài chính xuống đến Cục Thuế cấp Tỉnh, Thành phố. NNT không thể cập nhật
kịp các văn bản này, ngay cả bản thân cán bộ thuế cũng không thể nhớ hết tất cả các văn bản này nếu như không tập hợp và hệ thống lại
Thứ hai, Cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Trong giai
đoạn như hiện nay, những yêu cầu đối với các cán bộ làm dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế như trình độ chun mơn cao, nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng, kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác là những yêu cầu cần thiết, nhất là các cán bộ làm công tác TT - HT NNT tại Chi cục thuế, những người thường xuyên tiếp xúc với NNT. Đây là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng như sự hài lòng của NNT.
Thứ ba, thái độ quan tâm, trình độ, ý thức của NNT. Trình độ hiểu biết
của NNT cũng góp phần tạo nên chất lượng cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế và sự hài lịng cho chính bản thân NNT. NNT cần có trình độ nhất định về mặt kế tốn, thuế để có thể hiểu những quy định trong các văn bản pháp luật về thuế, tiếp nhận thơng tin hướng dẫn từ phía cơ quan thuế và cũng để truyền đạt tốt hơn nhu cầu, vướng mắc về thuế của đơn vị mình đến cơ quan thuế. Ví dụ, tại Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn – Cô Tô, vào ngày cao điểm nộp hồ sơ khai thuế, nhiều người đến nộp hồ sơ khai thuế là nhân viên văn thư, nhân viên kinh doanh, người giao hàng, thậm chí là người hành nghề xe ôm được thuê đi nộp hộ hồ sơ. Khi hồ sơ khai thuế có sai sót, cán bộ thuế dù có tận tình hướng dẫn thì họ cũng khơng thể hiểu để truyền đạt lại cho nhân viên kế toán về nội dung cần điều chỉnh, bổ sung. Thế là vừa không hiệu quả vửa mất thời gian cho cả đôi bên.
Thứ tư, sự quan tâm của xã hội. Hoạt động hỗ trợ NNT tuy là của
ngành thuế nhưng rất cần sự phối hợp của các cơ quan ban ngành khác như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí… Chính vì thế, sự quan tâm, ủng hộ của cấp lãnh đạo, của các ban ngành có liên quan, sự chú ý của công chúng là
chất xúc tác quan trọng đảm bảo thực hiện và thực hiện có hiệu quả cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.
Ngồi ra, cịn phải kể đến điều kiện cơ sở vật chất vì nó góp phần hỗ trợ hoạt động được tốt hơn. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT thiếu thốn hay khơng phù hợp thì cũng khiến nhân viên thuế gặp khó khăn trong cơng viêc. Mặt bằng nơi tổ chức tuyên truyền hỗ trợ chật hẹp, khơng thống mát, khơng đủ máy móc hỗ trợ tra cứu tài liệu hoặc soạn thảo văn bản hướng dẫn, đường truyền mạng trục trặc, vv… thì không thể cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt được.
Với điều kiện nguồn lực cho công tác tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu, cơ quan thuế cần biết phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương cùng thực hiện. Sự phối hợp, hỗ trợ tích cực, kịp thời của những đơn vị này sẽ giúp cơ quan thuế phổ biến chính sách thuế được sâu rộng hơn đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Do đó, nếu cơ quan thuế khơng biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của những lực lượng chính trị này thì rất khó để hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Tóm lại, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành thuế mà là nhiệm vụ của toàn xã hội
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC CẨM PHẢ
- VÂN ĐỒN – CÔ TÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2021.
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý thuế tại Chi cục thuế thu vực Cẩm Phả - Cô Tô – Vân Đồn.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn – Cô Tô.
Thành phố Cẩm Phả:
Thành phố Cẩm Phả được thành lập ngày 21/02/2012, theo Nghị quyết số 04 của Chính phủ trên cơ sở thị xã Cẩm Phả, một đô thị trọng điểm và là 1 trong 4 thành phố của vùng than Quảng Ninh. Qua 10 năm thành lập, thành phố đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phát huy tinh thần kỷ luật và đồng tâm, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, thành phố Cẩm Phả đã đạt nhiều thành tích, chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.
Là một trong những thành phố trọng điểm của tỉnh, Thành phố Cẩm Phả với diện tích tự nhiên 335,8 km² có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, cơng nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch...
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 của thành phố là 4.561 tỷ đồng, được phân bổ cho 202 dự án; trong đó tập trung cho các dự án chỉnh trang đô thị, đường giao thơng, xây mới các trường học, cơng trình khắc phục bão lũ.
Tiêu biểu là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (theo GRDP) đạt trên 13%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt gần 120 triệu đồng/người/năm, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2012. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố trung bình đạt trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm, năm
2021 đạt cao nhất với 13.345,2 tỷ đồng. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch được quan tâm đầu tư, thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư chiến lược nghiên cứu, triển khai các dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn, tạo ra triển vọng mới về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị chất lượng cao. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đến cuối năm 2021, thành phố khơng cịn hộ nghèo, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Huyện Vân Đồn:
Huyện Vân Đồn là một quần đảo vịng quanh phía đơng và đơng bắc vịnh Bái Tử Long, nằm phía đơng và đơng nam của tỉnh Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 551,3 km2 bao gồm 600 hịn đảo lớn nhỏ và có hơn 20 đảo thì có người sinh sống, địa hình chỉ cao khoảng hơn 200 – 300m so với mực nước biển.
Vì đại hình chủ yếu là các đảo lớn nhỏ cho nên kinh tế chủ yếu chính là kinh tế biển và khai thác khống sản bao gồm các dịch vụ du lịch biển, khai thác than, đá vơi, cát trắng, vàng sa khống, sắt, ni trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp. Ngoài ra, Huyện Vân Đồn nổi tiếng với nhiều đảo đá vôi và nhiều hang động đẹp nối liền với vịnh Hạ Long thuộc di sản thế giới. Nhiều đảo còn nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và sạch, với khí hậu mát mẻ, trong lành, nhiều loại hải sản ngon, Vân Đồn được đánh giá là một nơi có nhiều tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ du lịch.
Khu kinh tế Vân Đồn được Chính phủ phê duyệt thành lập từ năm 2007 và hiện đang được triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch, đây sẽ là một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng khơng, đầu mối giao thương quốc tế vì Sân bay quốc tế Vân Đồn đã được xây dựng và đi vào hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung.
Cô Tô là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong vịnh Bắc Bộ, gồm khoảng 50 đảo lớn, nhỏ, trong đó 03 đảo có dân sinh sống là: Cô Tô, Thanh Lân, Trần. Tổng diện tích đất nổi là 47,5km2, diện tích vùng biển khoảng 300km2, dân số 6.174 người. Cơ Tơ có vai trị quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại, …
Là địa bàn hội tụ các điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng những năm qua nguồn vốn đầu tư của huyện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách từ cấp trên do nguồn thu ngân sách trên địa bàn có xu hướng tăng nhưng vẫn rất nhỏ. Trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp hoạt động và quy mô của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ nên trong vài năm tới nguồn thu phục vụ đầu tư từ nguồn này vẫn chưa có sự đột biến. Tuy nhiên, dù là huyện đảo nhưng các điều kiện căn bản cho phát triển như trường học, mẫu giáo, trạm y tế, trung tâm thể thao văn hóa, ... đã được đầu tư khá đây đủ và khang trang.
Năm 2018, kinh tế - xã hội của Huyện có bước phát triển nhanh, với tổng giá trị sản xuất tăng 15,8%; trong đó, thương mại, dịch vụ chiếm 59,5%. Các ngành kinh tế mũi nhọn tiếp tục được duy trì ổn định; tổng sản lượng khai thác thủy sản tăng 4,57%; tổng diện tích ni trồng thủy sản tăng 62,8%; doanh thu du lịch ước đạt 498 tỷ đồng, tăng 10,7%. Thời gian tới, Huyện tiếp tục huy động các nguồn lực thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiên tiến; gắn nông nghiệp với dịch vụ chế biến, trọng tâm là chế biến thủy hải sản; đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông, hồ trữ nước ngọt và các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường biển, ... tạo động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững và tăng cường hơn nữa tiềm lực quốc phòng trên địa bàn.
2.1.2 Cơ cấu quản lý thuế tại chi cục thuế khu vực Cẩm Phả - Cô Tô – Vân Đồn.
2.1.2.1 Cơ cấu quản lý thuế tại Chi cục
Thực hiện theo Quyết định số 1694/QĐ-BTC ngày 28/8/2019 của Bộ Tài chính về việc hợp nhất các chi cục thuế trực thuộc. Từ ngày 7/10/2019, Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô được Cục thuế tỉnh Quảng Ninh hợp nhất từ các chi cục thuế: Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô, trụ sở đặt tại TP Cẩm Phả.
Tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn – Cô Tô bào gồm: Ban lãnh đạo và 10 đội thuế
Ban lãnh đạo chi cục : 04 đồng chí
+ 1 Chi cục trưởng: Bùi Chí Tình + 3 Chi cục phó : Nguyễn Quang Mát Đinh Phương Nam Nguyễn Văn Hùng Chi cục trưởng Chi cục phó Đội tun truyền- Hỗ trợ NNT- Trước bạ- Thu khác Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ Chi cục phó Đội kiểm tra thuế số 1 5 Đội quản lý thuế liên xã, phường Chi cục phó Đội kiểm tra thuế số 2 Đội Kê khai- Kế tốn thuế và Tin học
10 đội thuế gồm :
1. Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ : 08 người.
2. Đội tuyên truyền - Hỗ trợ NNT - Trước bạ - Thu khác : 26 người 3. Đội Kê Khai- Kế toán thuế và Tin học : 24 người
4. Đội kiểm tra thuế số 1 : 14 người 5. Đội kiểm tra thuế số 2 : 14 người
6. Đội quản lý thuế liên xã, phường số 1 : 06 người 7. Đội quản lý thuế liên xã, phường số 2 : 04 người 8. Đội quản lý thuế liên xã, phường số 3 : 04 người 9. Đội quản lý thuế liên xã, phường số 4 : 04 người 10. Đội quản lý thuế liên xã, phường số 5 : 02 người
2.1.2.2 Nhiệm vụ của đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Đội Tuyên truyền, hỗ trợ NNT được thành lập giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật Thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi quản lý của Chi cục Thuế
Nhiệm vụ cụ thể là:
(1) Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ NNT; tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế cho NNT, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn;
(2) Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho NNT, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
(3) Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho NNT theo quy định;
(4) Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân phát sinh doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế;
(5) Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục Thuế, các tổ chức liên quan tổ chức hội nghị đối thọai với NNT trên địa bàn;
(6) Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho NNT theo quy định của