Khả năng tiêu diệt rầy nâu của nhện sói vân đinh ba

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến một số quần thể thiên địch chính trên đồng ruộng vụ xuân 2011 tại hải lộc – hải hậu – nam định (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Khả năng tiêu diệt rầy nâu của nhện sói vân đinh ba

Nhện sói vân đinh ba (Pardosa pseudoannulata Boes. Et Str.) là lồi bắt mồi có ưu thế về số lượng trên đồng lúa. Nó được coi là một thiên địch có hiệu quả tiêu diệt các lồi rầy hại lúa ở nhiều nước (Chiu, 1979). Trên đồng lúa ở nước ta, nhện sói vân đinh ba là lồi thường xun gặp với số lượng nhiều và ln ln có mặt ở trong sinh quần đồng lúa (Phạm Văn Lầm, 1992a 1992b). Trong quần thể rầy nâu và rầy lưng trắng thường thấy tương đối nhiều lồi này.

Chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm tiến hành với nhện trưởng thành. Nhện thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: nhện đực, nhện cái có mang trứng và nhện cái khơng mang trứng.

Kết quả cho thấy tất cả các nhóm nhện trong thí nghiệm ở ngày đầu thí nghiệm đều ăn nhiều rầy nâu hơn các ngày thí nghiệm sau. Nhện trưởng thành đực có sức ăn thấp nhất, trung bình một ngày một nhện đực tiêu diệt được 9,4 rầy non của rầy nâu. Nhện cái khơng mang trứng có khả năng tiêu diệt rầy nâu cao nhất (trung bình một ngày một nhện ăn được 25,5 rầy non của rầy nâu). Nhện cái có mang trứng ăn ít hơn so với nhện cái khơng mang trứng, nhưng nhiều hơn nhện đực, trung bình 1 ngày một nhện ăn 12,5 rầy non của rầy nâu (bảng 3.3).

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 3.3. Khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phịng thí nghiệm

Đối tượng nhện thí nghiệm

Số lượng rầy non tuổi 4-5 của rầy nâu bị tiêu diệt

Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Trung bình

1 ngày

Nhện đực 13,8 ± 2,8 7,8 ± 1,9 6,9 ± 2,3 9,4 ± 2,4

Nhện cái không mang trứng 34,1 ± 3,1 25,3 ± 2,1 17,3 ± 2,7 25,5 ± 2,6

Nhện cái có mang trứng 21,0 ± 2,3 9,2 ± 3,4 7,5 ± 3,6 12,5 ± 3,1

Ghi chú: Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như đối với bọ xít mù xanh.

Mỗi nhóm nhện thí nghiệm gồm 15 cá thể.

Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong điều kiện thức ăn dư thừa, nhện sói vân đinh ba có khả năng ăn rầy nâu tương đối lớn. Cùng với những dẫn liệu về sự hiện diện và diễn biến số lượng của nhện này trên đồng ruộng cho phép nói rằng nhện sói vân hình đinh ba là một lồi bắt mồi quan trọng và có ý nghĩa lớn trong hạn chế số lượng của rầy nâu cũng như các loài sâu hại lúa khác.

Qua những kết quả nghiên cứu của chúng tôi về khả năng tiêu diệt trứng rầy của Bọ xít mù xanh và tiêu diệt rầy nâu tuổi 4, 5 của Nhện sói vân đinh ba có thể thẩy rằng các nhóm thiên địch có một vai trị hết sức quan trọng trên đồng ruộng. Chúng có khả năng điều hồ quần thể sâu hại, góp phần kìm chế sự bùng phát của các lồi sâu hại trên đồng ruộng. Nếu khơng có sự xuất hiện của các lồi thiên địch thì các lồi sâu hại trên đồng ruộng sẽ phát triển một cách tự do và nhanh chóng thành dịch tàn phá mùa màng. Nếu chúng ta biết duy trì và phát triển tốt các lồi thiên địch nó có thể góp phần đáng kể trong việc kìm chế các lồi sâu hại trên lúa nói riêng cũng như trên những cây trồng khác nói chung. Dịch hại sẽ khó có thể bùng phát một cách nhanh chóng và mạnh mẽ từ đó giảm được việc sử dụng thuốc hố học để khống chế dịch hại dẫn đến giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp, giảm tác động xấu của việc sử dụng thuốc hoá học đối với môi trường sống và sức khoẻ con người.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến một số quần thể thiên địch chính trên đồng ruộng vụ xuân 2011 tại hải lộc – hải hậu – nam định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)