Nhận xét về quy trình kiểm tốn khoản mục Tài sản cố định trong Báo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán VNASC (Trang 116)

2.2 .1Lập kế hoạch kiểm toán

3.1 Nhận xét về quy trình kiểm tốn khoản mục Tài sản cố định trong Báo

Báo cáo tài chính tại Cơng ty VNASC

3.1.1 Ưu điểm

3.1.1.1 Về phương pháp luận và các cơng cụ kiểm tốn

Việc áp dụng phương pháp luận kiểm toán Horizon cho quy trình kiểm tốn khoản mục TSCĐ là một bước tiến mới của VNASC, giúp giảm nhẹ khối lượng công việc nhưng cũng đồng thời giúp tập trung hơn vào những vùng được đánh giá là có rủi ro.

Hệ thống kiểm tốn mẫu của VNASC rất khoa học và hợp lý, các KTV luôn tuân thủ theo các chương trình kiểm tốn mẫu từ các khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm tốn.

Cơng ty thực hiện đánh số tham chiếu cho các giấy tờ làm việc một cách có hệ thống và chia ra theo các phần hành cụ thể trong các file kiểm tốn. Vì vậy, các KTV dễ dàng đối chiếu, soát xét, tra cứu hơn.

Ngồi ra, VNASC cịn tạo cho mỗi KTV một tài khoản và chữ ký riêng trên hệ thống góp phần vào việc kiểm sốt hoạt động khai thác thơng tin của KTV cũng như giúp KTV có trách nhiệm hơn trong cơng việc của mình.

3.1.1.2 Về quy trình kiểm tốn

Qua việc tìm hiểu quy trình kiểm tốn TSCĐ trong kiểm tốn khoản mục TSCĐ trong kiểm tốn BCTC tại Cơng ty VNASC có thể thấy rõ những ưu điểm sau:

Về thủ tục chấp nhận khách hàng được công ty chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Với các khách hàng thường niên, sau khi kết thúc kiểm toán một giai đoạn tài chính cơng ty gửi Thư mời kiểm tốn và ngỏ ý muốn được tiếp tục hợp tác trong thời gian tiếp theo. Trước khi tiếp tục ký hợp đồng kiểm tốn, cơng ty luôn cập nhật những thay đổi của đơn vị và cân nhắc có nên tiếp tục chấp nhận khách hàng vào niên độ tiếp theo hay không. Đối với khách hàng mới, Công ty đặc biết chú trọng tới việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng và tiến hành gửi thư cho KTV trước đó của đơn vị để tìm hiểu ngun nhân thay đổi kiểm toán và yêu cầu cung cấp tài liệu kiểm toán những năm trước phục vụ cho kỳ kiểm tốn năm nay.

Về việc tổ chức nhóm kiểm tốn và kiểm sốt chất lượng: Một nhóm kiểm tốsn ln bao gồm Giám đốc kiểm tốn, Chủ nhiệm kiểm tốn, Trưởng nhóm kiểm toán và các Trợ lý kiểm toán. Thủ tục kiểm soát chất lượng được thực hiện chéo giữa các thành viên trong đồn kiểm tốn nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng đáng tin cậy. Quy trình rà sốt chất lượng được thực hiện liên tục nhiều lần, hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên thông qua các câu hỏi, nhận xét trước khi phát hành Báo cáo kiểm tốn.

Về việc đánh giá rủi ro và trọng yếu: Cơng việc này được sự hỗ trợ của các phần mềm Excel nên khối lượng công việc được giảm nhẹ. Đánh giá rủi ro cũng dựa trên nhiều tiêu chí đảm bảo sự phù hợp đối với từng khách hàng.

Về việc thiết kế chương trình kiểm tốn: Chương trình kiểm tốn phần hành TSCĐ được thiết kế đầy đủ, chi tiết và phù hợp với từng khách hàng. KTV khi thực hiện kiểm tốn có thể dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết và thực tế khách hàng để loại bỏ hoặc bổ sung thêm các thủ tục sao cho phù hợp. Đồng thời, chương trình kiểm tốn cũng liên tục được kiểm soát bởi Chủ nhiệm kiểm toán và Giám đốc kiểm toán trong suốt cuộc kiểm tốn để đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả.

2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Việc thực hiện các thủ tục kiểm tốn: Dựa trên chương trình kiểm tốn đã được thiết kế riêng biệt cho từng khách hàng, phù hợp với chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và quốc tế, KTV thực hiện theo các thủ tục đã được xây dựng sẵn bởi các KTV cao cấp. Do đó cơng việc kiểm tốn ln được tiến hành có trình tự, đạt hiệu quả và tránh bỏ soát những thủ tục quan trọng trong q trình kiểm tốn. Nhờ vào những tiện ích của VACPA và Excel, các phần hành có thể tham chiếu được với nhau. Như vậy người làm phần hành TSCĐ có thể tham chiếu chi phí khấu hao TSCĐ sang người làm chi phí. Do đó, dễ dàng hơn trong việc kiểm tra sự thống nhất và liên kết giữa các phần hành, làm sáng rõ thông tin, nâng cao hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm tốn.

3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm tốn

Quy trình kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng: Đây luôn là một trong những ưu điểm nổi bật trong công tác kiểm tốn tại VNASC. Trong kiểm tốn BCTC nói chung và kiểm tốn khoản mục TSCĐ nói riêng do VNASC thực hiện ln trải qua 3 cấp soát xét nhằm đảm bảo những bằng chứng thu thập được là đầy đủ, thích hợp.

Sốt xét cấp 1: Được thực hiện bởi Trưởng nhóm kiểm tốn nhằm đảm bảo các thủ tục được thực hiện đầy đủ và số liệu kiểm toán là đúng dắn trong mối lien hệ với các phần hành khác nhau. Đối với các tủ túc cịn thiếu, sai sót, khơng rõ ràng hoặc khơng có mối liên hệ với các phần hành khác, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ để lại những lời nhận xét “Review notes” để thoả mãn những yêu cầu của cuộc kiểm toán.

Soát xét cấp 2: Trưởng phịng kiểm tốn sẽ sốt xét lần 2 và làm rõ hơn các thủ tục được thực hiện bởi KTV cấp dưới và giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Sốt xét cấp 3: Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất sẽ soát xét lần 3 sau đó thống nhất và đưa ra quyết định phát hành báo cáo kiểm toán.

Việc soát xét kiểm toán qua 3 bướsc như trên đảm bảo kết quả kiểm tốn có chất lượng. Công ty chỉ phát hành Báo cáo kiểm tốn khi quy trình sốt xét kết thúc tức các bằng chứng được xác định là thu thập đầy đủ để đưa ra ý kiếm kiểm toán.

Việc lập báo cáo kiểm toán: Với sự hỗ trợ của chương trình kiểm tốn mẫu VACPA và phần mềm Excel việc lập báo cáo kiểm toán được giảm nhẹ và thực hiện chính xác, phù hợp với chuẩn mực kế tốn, kiểm toán. Tuy nhiên trước khi phát hành báo cáo, một thủ tục bắt buộc tại VNASC là sốt xét lại báo cáo cịn gọi là “casting”. Đó là việc kiểm tra lại số liệu trên các báo cáo và kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp, chính tả, lỗi trình bày. Đây là bước cuối cùng tuy đơn giản nhưng vô cũng quan trọng yêu cầu thái độ nghiêm túc và cẩn thận của KTV, là bước không thể thiếu trước khi in và phát hành báo cáo kiểm toán.

3.1.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác thực hiện kiểm tốn khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm tốn BCTC nói chung ở VNASC cịn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đặc biệt là trong điều kiện thực tế hiện nay địi hỏi cao ở chất lượng kiểm tốn. Cụ thể:

a- Giai đoạn lập kế hoạch

Theo quy định của công ty, trước khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng một cược họp nhóm kiểm tốn và phân cơng cơng việc phải được thực hiện với sự góp mặt đầy đủ thfành viên trong nhóm. Tuy nhiên, thực tế đổi với một số khách hàng chỉ có sự trao đổi giữa trưởng nhóm kiểm tốn, trưởng phịng kiểm toán và Giám đốc để nắm bắt những vấn đề chính, phạm vi và trọng tâm kiểm tốn.

Thủ tục phân tích ban đầu BCTC sẽ được thực hiện khi khách hàng gửi thông tin và BCTC tạm lập trước ngày kiểm tốn sẽ giúp trưởng nhóm có điều kiện phân tích kỹ tài liệu với những thơng tin tài chính và phi tài chính đã nắm được từ năm trước để tìm xét đốn rủi ro có sai sót trọng yếu với BCTC. Tuy nhiên, vì một số hạn chế nên thủ tục phân tích này có thể khơng được thực hiện đầy đủ. Điều này tuy không phát sinh rủi ro nhiều nhưng làm hạn chế chất lượng và mất thời gian cuộc kiểm tốn.

Trong giai đoạn lập chương trình kiểm tốn, KTV khơng đưa ra các mục tieu cụ thể của từng thủ tục mà chỉ xác định mục tiêu kiểm toán chung. Chẳng hạn trong chu kỳ TSCĐ mục tiêu của chu kỳ được xác định là Tìm kiếm đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đảm bảo rằng khơng có các sai phạm trọng yếu nào liên quan đến tính đầy đủ, tính có thật, tính chính xác và phân loại, trình bày… Nhưng khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV khơng chỉ ra thủ tục đó nhằm mục đích tìm kiếm bằng chứng về CSDL. Sự thiếu sót này khiến cho KTV khó định hướng hơn về bằng chứng cần thu thập khi thực hiện thủ tục đó.

b- Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Việc thực hiện các khảo sát nội bộ: Khi thực hiện các thủ tục khảo sát KSNB ở một số chu trình cơng ty khơng có bảng câu hỏi thống nhất để tìm hiểu về khảo sát nội bộ cho chu kỳ TSCĐ nói riêng và các chu kỳ khác nói chung. Trên thực tế, KTV thực hiện các thủ tục khảo sát bằng cách phỏng vấn dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp và ghi chép lại vào sổ. Sau đó được trình bày lại trên giấy tờ làm việc vào Excel. Với các tìm hiểu HT KSNB như trên, có thể khơng bao qt hết hệ thống nội bộ của khách hàng trong một lần phỏng vấn. Để tiếp tục thu thập bằng chứng, KTV phải hỏi lại gây phiền hà cho khách hàng.

Thủ tục phân tích: Cơng ty chưa thiết kế sẵn một chương trình cho thủ tục phân tích, mà thủ tục này thường do KTV thực hiện dựa trên kinh nghiệm hoặc phỏng vấn khách hàng. Do vậy bằng chứng thu được qua thủ tục phân tích chưa đủ tính thuyết phục nên KTV thường tiến hành ngay thủ tục kiểm tra chi tiết thay thế nhằm thu thập được bằng chứng đầy đủ và hiệu lực. Việc thực hiện như vậy vẫn có thể đạt được mục tiêu song trong một số trường hợp nhất định sẽ tốn nhiều thời gian và cơng sức. Việc phân tích các yếu tố phi tài hcinhs cũng chưa được vận dụng một cách hiệu quả.

Việc sử dụng ý kiến chuyên gia còn nhiều hạn chế: việc sử dụng ý kiến chuyên gia chưa được chú trọng trong cuộc kiểm tốn. Có những tài liệu, bằng chứng cần đến ý kiến tham khảo của chuyên gia mới xác nhận được sự tin cậy, chính xác của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng ý kiến chuyên gia còn đang rất hạn chế tại Công ty.

c- Giai đoạn kết thúc kiểm tốn

Sau khi hồn thiện kiểm tốn chu kỳ TSCĐ nói riêng và cả cuộc kiểm tốn nói chung, các cấp sốt xét phải tổng hợp tồn bộ giấy tờ làm việc mới đánh giá được, để làm được điều đó, giấy tờ làm việc và các câu trả lời về thủ tục thực hiện phải được sắp xếp theo chương trình kiểm tốn. Tuy nhiên, việc này đơi khi lại mất thời gian vì hạn chế của các vấn đề liên quan đến cơng nghệ thơng tin. Do vậy có thể các giấy tờ làm việc được soát xét một cách rời rạc nên các cấp soát xét trong một số trường hợp sẽ khơng thể nhanh chóng đạt được mục tiêu kiểm tốn như người thực hiện và sẽ làm mất thời gian soát xét.

3.1.3 Nguyên nhân và bài học

a) Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý cho lĩnh vực kiểm tốn ở Việt Nam trong q trình hồn thiện, các chuẩn mực tuy đã tiếp cận với chuẩn mực của quốc tế nhưng

vẫn cịn tồn tại những điểm giới hạn khiến cho quy trình kiểm tốn và các thủ tục áp dụng tại các doanh nghiệp kiểm tốn cịn khó khăn.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển còn khá non trẻ như Việt nam, một mơi trường kinh doanh mà trong đó hệ thống thơng tin được cung cấp, phân tích, nghiên cứu cho nền kinh tế nói chung và theo ngành nghề nói riêng chưa được chú trọng, do vậy khả năng phân tích các chỉ tiêu phi tài chính cũng như đánh giá rủi ro tiềm tàng cịn chưa đạt hiệu quả và ý nghĩa cao như mong đợi.

Nhận thức của người sử dụng thông tin BCTC đã được kiểm tốn cịn chưa cao. Những người sử dụng BCTC đã được kiểm tốn chưa nhận thức được lợi ích mà kiểm tốn độc lập mang lại.

b) Nguyên nhân chủ quan

Về phía cơng ty kiểm tốn

Nhược điểm của chương trình kiểm tốn mẫu VACPA: đối với những phần hành phức tạp cần sự tham gia của nhiều nhân viên, không tách được theo các thủ tục riêng cụ thể. Điều này dẫn đến việc quản lý giấy tờ làm việc hoặc tham chiếu của người làm phần hành gặp khó khăn khi phải làm việc trên cũng một file. Chương trình kiểm tốn tập trung nhiều hơn cho các thủ tục khảo sát cơ bản nên các thủ tục khảo sát kiểm soát chưa được thực hiện đầy đủ ở các phần hành được nhạn định mức độ rủi ro thấp, nên mất thời gian và công sức cho việc thu thập đầy đủ bằng chứng để ra quyết định, với suy nghĩ thủ tục khảo sát kiểm sốt khơng mang lại sự đảm bảo chắc chắn bằng thủ tục khảo sát cơ bản, nên phần lớn các trường hợp đều áp dụng phương pháp khảo sát cơ bản là chủ yếu. Mặt khác, việc khảo sát kiểm sốt chưa có bộ câu hỏi theo mẫu mà sử dụng kinh nghiệm của KTV để phỏng vấn nên chưa hiệu quả có thể gây khó chịu từ khách hàng.

Về phía KTV

Do kinh nghiệm cịn hạn chế nên có thể thực hiện một số thủ tục bị thừa mà khơng hiệu quả trong khi lại có thủ tục quan trọng lại bỏ soát. Việc lựa chọn thực hiện thủ tục nào ln cần có sự tư vấn, chỉ bảo của Trưởng phịng kiểm tốn hay Trưởng nhóm có kinh nghiệm. Tuy phương pháp tiếp cận của Kiểm toán hiện đại là phương pháp tiếp cận rủi ro nhưng do lối mòn suy nghĩ, KTV vẫn áp dụng thủ tục theo những hồ sơ cũ đã được thực hiện theo phương pháp kiểm tốn cũ, khơng hiệu quả.

Về phía khách hàng

Do hạn chế về mặt hiểu biết, những tài liệu, hồ sơ giấy tờ nhất là những giấy tờ nhạy cảm của chu kỳ TSCĐ không được cung cấp kịp thời nên gây trở ngại cho việc hồn thành cơng việc ngay tại fieldwork đúng thời gian. Do áp lực thời gian từ khách hàng tạo ra hoặc sự không hợp tác khiến cho một số thủ tục không thực hiện được, buộc KTV phải thực hiện thủ tục thay thế.

3.2 Sự cần thiết phải hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính

Định hướng phát triển của Cơng ty TNHH Tư vấn và kiểm tốn VNASC trong thời gian tới là phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của VNASC ngoài lợi nhuận là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý và điều hành. Ngồi ra, VNASC cũng xây dựng tầm nhìn chiến lược theo các tiêu chí sau:

Lĩnh vực cạnh tranh: Đa dạng hóa các lĩnh vực Kiểm tốn - Tư vấn tài chính - Đầu tư tài chính, các lĩnh vực sẽ hỗ trợ cho nhau cùng phát

triển.

Chiến lược kinh doanh: Uy Tín - Chất Lượng

Chiến lược chức năng: Khai thác, kết hợp hiệu quả tối đa các nguồn lực làm gốc.

Nhân sự: Có cơ chế tuyển dụng - Đào tạo - Bố trí cơng việc hợp lý và chế độ đãi ngộ thỏa đáng sẽ giúp doanh nghiệp có mơi trường làm việc lành mạnh và phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên trong Cơng ty.

Tài chính: Sử dụng các biện pháp tài chính hữu hiệu trong cơng việc huy động vốn.

Maketing: Lấy tiêu chí "Chất Lượng" cung cấp dịch vụ làm định hướng, đồng thời kết hợp các yếu tố như Giá phí - Kênh phân phối.

Cơng nghệ: "Tối ưu hóa cơng nghệ thơng tin" trong q trình cung cấp dịch vụ, kết hợp hướng dẫn các khách hàng có nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán VNASC (Trang 116)