nghĩa thông thường, đại từ xưng hô không phù hợp với mối quan hệ trong thực tế giao tiếp, liên từ và tính thái từ), một số kiểu cấu trúc câu/kiểu phát ngôn đặc thù (cấu trúc so sánh, cấu trúc nhân quả, cấu trúc X không A đâu mà B, cấu trúc
X còn V huống gì Y, X còn V nữa là, cấu trúc không ngờ A lại V, cấu trúc muốn A thì phải V, cấu trúc không X thì không Y hoặc không có X thì đố dám Y ).
- Cố ý vi phạm phương châm hội thoại, quy tắc quan yếu, cụ thể là: vi phạm phương châm về lượng – quan yếu về ngữ dụng (cung cấp lượng tin ít hơn mức cần thiết, tạo khung thời gian để hạn định nội dung mệnh đề, tạo phát ngôn điều chỉnh nội dung mệnh đề, tạo phát ngôn so sánh có kiểu cấu trúc trùng ngôn, cung cấp lượng tin nhiều hơn mức cần thiết) ; vi phạm về phương châm về chất – quan yếu về ngữ dụng (bằng ngữ điệu, nói mát, nói bóng, nói lái, ẩn dụ, tạo giá trị thông báo cho TGĐ) ; vi phạm phương châm quan hệ – quan yếu về đề tài (sử dụng TGĐ, nói lạc đề, sử dụng phát ngôn chứa yếu tố tượng trưng, tạo chủ đề tương phản cho phát ngôn); vi phạm phương châm cách thức – quan yếu
về lập luận (sử dụng phát ngôn mơ hồ về vật quy chiếu, sử dụng lối nói vòng, sử dụng lối nói bâng quơ, sử dụng phát ngôn vi phạm quy tắc hiện diện của các thành phần lập luận).
Việc sử dụng hàm ý trong giao tiếp là một hiện tượng phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, việc các nhân vật tham gia giao tiếp không hiểu hàm ý của nhau là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Những biểu hiện chính của sự “lệch pha” này là: người nói dùng hàm ý nhưng người nghe không nhận biết được ; người nói không có hàm ý nhưng người nghe lại suy ra nó; người nói gửi hàm ý X nhưng người nghe lại suy ý ra hàm ý . Luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng này.