I. Khái quát về Phật Giáo
2. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội và con
2.2. Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đến tư tưởng chính trị
Ngay từ khi vào nước ta, Phật giáo đã góp phần củng cố tình thần dân tộc độc lập - tư tưởng chính trị chủ đạo của hệ tư tưởng Việc Nam truyền thống.
Trong quá trình du nhập, phát triển, Phật giáo ln gắn bó, đồng hành với dân tộc và đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
Các tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Tin lành khi vào Việt Nam đều gắn liền với lợi ích của thực dân, đế quốc. Trong quá trình du nhập và phát triển của các tơn giáo này lại có nhiều giáo sĩ hoạt động thiếu trong sáng cho mưu đồ xâm lược của thực dân. Trong lịch sử, chúng lại luôn bị lợi dụng bởi các mưu đồ đi ngược lại lợi ích dân tộc. Ngược lại, Phật giáo ngay từ buổi đầu du nhập và trong suốt q trình phát triển đều ln gắn bó, đồng hành thủy chung với dân tộc. Giai đoạn đầu khi dân tộc Việt Nam mới giành được độc lập, nhà nước non trẻ đứng trước vơ vàn những khó khăn, thiếu thốn thì chính các Thiền sư là những người đi đầu phục vụ cho lợi ích của dân tộc, đem hết sức mình phục vụ cho quốc gia, xã tắc. Họ là những người đã mở những cuộc vận động tạo ý thức quốc gia rất lớn.
Đến thời Lý - Trần, ý hướng xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ trên mọi phương diện của các thiền sư cũng được thể hiện rất rõ rệt. Trên phương diện địa lý, chính các thiền sư là người đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc dời kinh đơ đến nơi thuận lợi để có thể xây dựng sự nghiệp độc lập dài lâu. Các thiền sư cũng chính là người trực tiếp thiết lập kế hoạch ngoại giao và bàn luận các vấn đề về quân sự. Hơn thế nữa, họ cũng không ngại can gián khi thấy vua quan sống quá xa hoa, xa rời việc nước.
Các giai đoạn sau này, Phật giáo tuy khơng cịn giữ được sự phát triển như thời Lý - Trần, nhưng nó vẫn ln ln gắn bó, đồng hành, thủy chung cùng vận nước của dân tộc Việt.
Từ nửa sau thế kỷ XIV, Phật giáo mất chỗ đứng trong cung đình nhưng nó có sức sống mãnh liệt trong dân gian. Nhờ lui về chốn thơn q nó đã dung hịa mạnh mẽ với hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa tạo nên dịng Phật giáo có sức sống lâu bền cho đến tận ngày nay.
Thời cận, hiện đại, trong bối cảnh nước nhà bị đô hộ bởi các thế lực đế quốc thực dân, Phật giáo Việt Nam đã có sự phân hóa nhất định. Tuy nhiên,
nhìn chung Phật giáo vẫn là tơn giáo đồng hành, gắn bó với dân tộc ngay cả khi dân tộc gặp nguy nan. Trong bối cảnh nước mất, nhà tan một bộ phận nhà tu hành và tín đồ Phật giáo tiến bộ đã vận dụng triết lý nhà Phật để phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Nhiều nhà sư đã cởi áo cà sa khốc áo lính ra chiến trận, nhiều chùa chiền trở thành nơi cất dấu vũ khí, nơi ni dưỡng cán bộ cách mạng. Nhiều cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Phật giáo và các thế lực đế quốc đã diễn ra. Nhiều nhà sư đã anh dũng hy sinh thân mình vì đạo pháp, vì hịa bình cho dân tộc.
Từ ngày hịa bình được lập lại trên đất nước ta, Giáo hội Phật giáo trở thành một thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều nhà tu hành Phật giáo đã tham gia quốc hội trong nhiều khóa.
Phật giáo là tơn giáo duy nhất ở Việt Nam hiện nay nêu phương châm hành động: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Với phương châm hành đạo này, Phật giáo ngày càng gắn bó mật thiết hơn với vận mệnh của dân tộc trong giai đoạn mới. Nhìn suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam, có thể nói rằng, Phật giáo là tơn giáo ln gắn bó, đồng hành thuỷ chung với dân tộc, được lịng dân tộc hơn các tơn giáo khác và vì vậy nó có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, góp phần hình thành lối sống, nhân cách, đạo đức cho một bộ phận không nhỏ người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay.
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa, lối sống:
Du nhập vào Việt Nam, sau hàng nghìn năm, Phật giáo đã vừa đồng hành, vừa góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam. Hịa nhập vào với đời sống xã hội, Phật giáo không chỉ là lời răn dạy mà còn là sự thực hành. Khát vọng về một cuộc sống an bằng, bình ổn, phản đối chiến tranh... đã làm cho Phật giáo trở nên gần gũi với dân chúng, nhiều tín điều Phật giáo đi vào đời sống xã hội Việt Nam truyền thống, gắn kết với văn hóa dân tộc để trở thành một số tiêu chí đạo đức mà mọi người đều muốn hướng tới.
Cũng như tất cả dân tộc trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc, lúc sơ khởi người Việt Nam tín ngưỡng và tơn thờ tất cả những sức
mạnh hữu hình hay vơ hình mà họ cho là có thể giúp đỡ họ hoặc làm hại đến họ như mây, mưa, sấm, sét, lửa, gió… Trong bối cảnh tín ngưỡng đa thần này, Phật Giáo đã xuất hiện và nhanh chóng hóa thân qua hình ảnh của bộ tượng Tứ Pháp ở chùa Dâu, ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên của Việt Nam ở Luy Lâu (Hà Bắc ngày nay), đó là bộ tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lơi và Pháp Điền, một hình ảnh sống động và gần gũi với người dân nông thôn trong việc cầu xin phước lộc, cầu đảo, cầu siêu, cầu xin tất cả những gì mà cuộc sống con người đòi hỏi. Người Phật tử trong thời kỳ sơ khai này quan niệm rằng Phật là đấng cứu thế, có thể ban cho con người mọi điều tốt lành.
Trong buổi đầu của Phật Giáo ở Việt Nam mang dáng dấp của Phật Giáo Tiểu Thừa và Mật Giáo, vì vậy đã dễ dàng gắn với phù chú, cầu xin phước lộc hơn là tơi luyện trí tuệ và thiền định. Vả lại, tính đời trội hơn tính đạo, trong quần chúng đa số là phụ nữ đến với Phật Giáo, đó là hạng người đau khổ nhất trong xã hội cũ.
Đến thời nhà Lý, có nhiều thiền sư từ Trung Quốc sang và thiết lập nhiều thiền phái, phong trào học và tu phật phát triển mạnh ở trong giới trí thức, cung đình, đơ thị, nhưng trong giới bình dân vẫn tồn tại nhất định một Phật Giáo dân gian với những ảnh hưởng cảm tính vốn có từ trước. Được vua triều Lý, Trần ủng hộ, hoạt động của Phật Giáo có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, làng nào cũng có chùa có tháp, người ta học chữ, học kinh, hội hè, biểu diễn rối nước, họp chợ ngay ở trước chùa.
Chùa làng đã từng một thời đóng vai trị trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp, di dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh. Bởi vì, kiến trúc của chùa Việt Nam thường hịa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo thành một kiến trúc hài hòa với ngoại cảnh. Khung cảnh ấy phù hợp với những giờ phút nghỉ ngơi sau giờ lao động nhọc nhằn và dinh dưỡng tinh thần của tuổi già.
Đến thế kỷ mười lăm, Nho Giáo thay chân Phật Giáo trong lãnh vực thượng tầng xã hội, Phật Giáo từ giã cung đình nhưng vẫn vững vàng trong
làng xã. Ngơi đình xuất hiện tiếp thu một số kiến trúc và nghệ thuật Phật Giáo, đồng thời trở thành trung tâm hành chính của làng xã. Cửa chùa chỉ còn mở cửa cho đàn bà, con gái kêu van, nguyện cầu khi chồng bị bắt phu, con bị bắt nợ, ốm đau bệnh tật, mất mùa đói rét…xin Phật gia hộ. Bồ Tát Quan Âm hay Phật Bà được ưa chuộng hơn xưa. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng được pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt trong chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc) tạc vào năm 1656. Tượng rất đẹp nhưng được tạo vào thời điểm Phật Giáo khơng cịn tơn sùng như quốc giáo nữa, chứng tỏ Phật Giáo đã ăn sâu vào tâm tư và văn hóa nghê thuật dân gian.
Nhìn chung khơng khó khăn gì khi ta phăng tìm dấu ấn Phật Giáo trong quan niệm dân gian và ta có thể phát hiện rằng, nếu khơng có sự hiện diện của Phật Giáo ở Việt Nam thì ta sẽ mất đi hơn một nữa di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào, sẽ khơng có chùa Hương rộn ràng, nhộn nhịp sầm uất trong ngày trẩy hội đầu xn, khơng có chùa Tây Phương vời vợi, khơng có chùa n Tử mây mù, khơng có chùa Keo bề thế, khơng có chùa Thiên Mụ soi mình trên dịng sơng Hương.Và cũng khơng có những chuyện dân gian đầy tính nhân bản như truyện Từ Thức, truyện Tấm Cám, truyện Quan Âm Thị Kính…. Sẽ khơng có những lễ hội tưng bừng như hội Lim, hội Chùa Hương…. và trong tâm tư truyền thống cũng vắng tư tưởng bố thí vị tha, lịng hưởng thiện và niềm tin vững chắc vào một tương lai sáng sủa, vắng tinh thần lạc quan ngây thơ của người dân Việt.
Quả thật vậy, Đạo Phật đã có mặt ảnh hưởng khắp mọi giai tầng trong ở xã hội Việt Nam, khơng những trong giới bình dân mà cịn ở trong giới trí thức nữa.
Phật Giáo thiền tông ở Việt Nam phát triển mạnh và ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức, cung đình từ đinh (968-980), tiền Lê (980-1009) đến thời Lý (1010-1225) đã mang được trong mình một tinh thần Việt Nam, đó là sự ra đời của một thiền phái mới, phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông -một vị vua anh kiệt đứng đầu. Nhưng thiền tông Việt Nam phát triển rực sáng nhất là ở giai đoạn nhà Trần (1226-1400) với những tư tưởng vừa thăng trầm
vừa phóng khống của các thiền sư thời Trần đã được đúc kết trong các tác phẩm Khóa Hư Lục của Trần Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền Quang đã làm cho bình diện học thuật Việt Nam lúc bấy giờ bổng bừng sáng hẳn lên. Đặc biệt sự xuất hiện thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra, thể hiện được đầy đủ mọi đặc trưng, độc đáo của người Việt và nó đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn hóa Việt Nam cho tới ngày nay.
Rõ ràng, Phật giáo đã tác động và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Ngay trong các tác phẩm văn học, thơ ca, ca dao, hình ảnh Chùa thường xuyên xuất hiện. Nhiều câu ca dao dân ca phổ biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý của phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Nhiều phong tục, tập quán được hình thành như: tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí, tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa, nghi thức ma chay, cưới hỏi;…
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng đã và đang có những tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Song song với việc duy trì những lối sống, phong tục mang giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Phật giáo cũng dã và đang góp phần khơng nhỏ vào việc duy trì các hủ tục lạc hậu, làm cản trở quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam. Như: tập tục đốt vàng mã; tục cầu tự xin con, tục “ gửi bán” con vào chùa, Tập tục cúng sao hạn; Tập tục xin xăm, bỏi quẻ….
Những tập tục này nói chung cũng là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng từ lâu đời của người Trung Hoa, Phật giáo đã vay mượn nó, đưa nó vào trong sinh hoạt của mình. Tuy nhiên, những tập tục này khơng cịn phù hợp với xu thế mới và cần tiết phải được loại bỏ dần trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
Có thể nói, sự dung hịa giữa Phật giáo và hệ thống tín ngưỡng bản địa đã góp phần duy trì nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhưng cũng dễ làm cho Phật giáo ngày càng bị pha tạp.Trong bối cảnh mới, với tâm lý thực dụng, vụ lợi của người đi lễ, chùa, Phật giáo dễ trở thành mơi trường dung chứa cho mê tín dị đoan phát triển…. Thực trạng này đã và đang gây khó khăn khơng nhỏ cho cơng tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo và làm tăng chiều hướng tâm lý mê tín dị đoan trong xã hội.
Tóm lại, Phật giáo là một tơn giáo lớn đã có hơn hai nghìn năm phát triển ở Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã có những đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Hơn hai nghìn năm ở Việt Nam là hơn hai nghìn năm Phật giáo đã nhập thân vào dân tộc và để lại dấu ấn sâu đậm của mình trong lối sống của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay.
Tính cố kết cộng đồng, lối sống thấm đượm tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo đã dần trở thành một giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống như phong tục, tập quán, giá trị đạo đức, cách thức ứng xử và giao tiếp của con người Việt Nam hiện nay ít nhiều đều bị chi phối bởi những tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo.
Tuy nhiên, bên cạnh lối sống vị tha, nhân ái cố kết cộng đồng, Phật giáo khơng phải khơng có những tác động tiêu cực tới lối sống của con người iệt Nam hiện nay.
+ Đó là với cách nhìn cuộc đời là bể khổ khơng bờ bến, thoát khổ bằng tu tâm, dưỡng tính để diệt trừ vơ minh đạt giác ngộ, Phật giáo đưa lại quan niệm sống bi quan, yếm thế, coi cuộc đời chỉ là phù hoa, thoảng qua, là sống gửi, thác về. Nhìn cuộc đời một cách bi quan, thụ động nên khơng ít người Việt dễ chùn bước khi gặp khó khăn, sống bng trơi cho qua ngày, đoạn tháng với niềm tin chỉ lo tu tâm, dưỡng tính là đủ. Khi gặp trắc trở một số người Việt thường nghĩ đến số phận, nghiệp chướng, nhân quả, khiến con người hình thành tính cách bị động, ít chịu vươn lên, hạn chế năng lực đấu
tranh xã hội của những con người hiện thực, thậm chí thờ ơ, do dự đối với cái tiêu cực, cái ác đang gây bất bình trong xã hội; khơng tin tưởng vào hoạt động đấu tranh tích cực cải tạo, chống tiêu cực trong xã hội, mà chờ đợi, tin vào nhân quả tự đến.
+ Đó cịn là những hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt tín ngưỡng,… làm cản trở quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam
Vì vậy, việc nhận thức, đánh giá ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong giai đoạn hiện nay cần phải trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, từ đó có cơ sở khoa học để kế thừa, phát huy những giá trị tích cực, những nét hay, nét đẹp trong lối sống, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong q trình xây dựng lối sống XHCN ơ Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước Việt nam ngày càng giàu đẹp. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Những vấn đề cần đặt ra từ những ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay.
Từ ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay, trước yêu cầu của việc xây dựng lối sống mới và xu thế vận động của Phật giáo Việt Nam, vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng lối sống mới của người Việt Nam hiện nay là:
Thứ nhất, trong bối cảnh mới của dân tộc và thời đại, cần đánh giá đúng các giá trị của văn hóa Phật giáo, dánh giá đúng vai trị của Pật giáo trong xã